Tăng thu nhập cho người dân nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ ba, 02/01/2024 14:26
(ĐCSVN) - Từ những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, thời gian qua, chính quyền và người dân bản Púng Giắt 1 (xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) đã mạnh dạn chuyển sang trồng và chuyên canh trồng bí xanh. Mô hình đang cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng lúa.

Triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của tỉnh cũng như triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Mường Chà đã thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng…

Trên toàn huyện Mường Chà hiện đã triển khai 72 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Tổng nguồn vốn hỗ trợ năm 2023 ước đạt 1.210 triệu đồng, trong đó có một phần nguồn vốn từ Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. 

Từ tháng 5/2023, bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà đã liên kết thành lập HTX theo mô hình chuyển đổi sang trồng cây bí xanh. 
 Hiện bản Púng Giắt 1 có 26 ha đất chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh. 

Tham gia chuỗi liên kết, các đơn vị liên kết cung cấp giống, vật tư, quy trình sản xuất, bao tiêu sản phẩm. 

Người dân sẽ tham gia sẽ góp đất sản xuất, đồng thời tham gia quá trình trồng và chăm sóc cây bí.  

Từ việc lựa chọn cây giống, chăm sóc, phân bón hay phòng trừ sâu bệnh đều phải theo tiêu chuẩn nên người dân phải tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật để mang lại những sản phẩm có chất lượng, cung cấp cho đơn vị bao tiêu. 

Từ đó, vùng trồng bí sẽ được kiểm soát để hướng đến một vùng trồng ổn định.
Người dân góp đất được hưởng 60% giá trị lợi nhuận còn đơn vị liên kết hưởng 40%. 
Đến nay, mô hình liên kết trồng bí xanh tại bản Púng Giắt 1 đã cho 10 đợt thu hoạch.
Mỗi đợt cho sản lượng từ 5-6 tấn.   
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mươn Lò Văn Hòa, thì đây mô hình chuyển đổi đầu tiên của xã mang lại lợi nhuận cho bà con. 
Nhóm Phóng viên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực