Thứ hai, 07/04/2014 18:17 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Đến hẹn lại lên, từ ngày 5/3 đến ngày 8/3 âm lịch hàng năm, chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng mở hội. Đến lễ hội không chỉ cảm nhận được thiên nhiên tuyệt mỹ nơi đây, mà điểm đến linh thiêng này còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc.
Chùa Thầy xây dựng từ thời Đinh (thế kỷ X) có phong cách kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Ngôi chùa và lễ hội truyền thống gắn với những huyền tích về Thiền sư Từ Ðạo Hạnh (thời Lý) - Người được nhân dân suy tôn là Thầy, là Tăng, là Phật và ông tổ của nghệ thuật múa rối nước Việt.
|
Hội chùa Thầy là cuộc hành hương về thăm quần thể hang động, chùa chiền rất đẹp và những huyền tích về đất Phật. |
|
Nhằm tưởng nhớ thiền sư Từ Đạo Hạnh, nhân dân địa phương khai hội vào ngày 5/3 âm lịch. Theo tục lệ xưa, các tăng ni, phật tử và nhân dân Sài Sơn làm lễ tắm tượng với ước nguyện “người khang vật thịnh”. |
|
Trong những ngày diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động giải trí, góp phần làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này. |
|
Múa rối nước - nghệ thuật dân gian đặc sắc. |
|
Vào chính hội 7/3, người dân các thôn trong xã thực hiện nghi thức rước kiệu ra chùa Thầy (dưới chân núi Sài) làm Lễ. |
|
Lễ hội chùa Thầy là sự kết hợp đặc sắc giữa 3 tôn giáo: Phật, Đạo, Nho và tín ngưỡng dân gian. |
|
Thế hệ trẻ Sài Sơn luôn tâm niệm về trách nhiệm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá của quê hương. |
|
Các giá trị đạo hiếu, truyền thống gắn kết cộng đồng làng, xã được nuôi dưỡng, duy trì và phát triển. |
|
Cụ ông Nguyễn Văn Long, 74 tuổi, quê ở Bắc Ninh, với búi tóc hình rồng độc đáo, thu hút sự chú ý của nhiều du khách thập phương khi về với hội chùa Thầy. |
|
Đoàn rước sắc và tế lễ tại chùa Thầy. |
|
Các hoạt động tín ngưỡng diễn ra trang trọng theo nghi lễ truyền thống. |
|
Lễ cúng Phật của nhân dân xã Sài Sơn. |
|
Trong không khí trang nghiêm, âm điệu nhạc cụ dân tộc dặt dìu đưa người dự lễ về một thế giới linh thiêng đậm chất Thiền. |
|
Sau nghi thức chính Lễ, mỗi đoàn rước đưa kiệu về lễ tạ tại đình làng của mình. Đây cũng là nghi thức khép lại các hoạt động truyền thống của lễ hội. |