Cụ Nguyễn Sinh Sắc là thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ sinh năm Nhâm Tuất (1862) tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm Giáp Ngọ (1894), cụ đỗ Cử nhân, năm Tân Sửu (1901), cụ đỗ Phó bảng và năm 1906 nhậm chức “Thừa Biện Bộ Lễ”, sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Trong thời gian làm quan, cụ luôn đứng về phía dân nghèo và truyền bá tư tưởng yêu nước, thương dân.
Sau đó, cụ về ở tại làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân và bốc thuốc, chữa bệnh cho bà con. Cụ mất vào ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ, nhằm ngày 27 tháng 11 năm 1929 dương lịch, hưởng thọ 67 tuổi.
Sau ngày giải phóng, để đáp ứng yêu cầu tình cảm của nhân dân đối với cụ Nguyễn Sinh Sắc và Bác Hồ, Tỉnh ủy Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) quyết định xây dựng khu vực mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Năm 1992, Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa tọa lạc tại phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Dưới đây là một số hình ảnh về Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc:
Cổng vào khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Ảnh: HT)
Khu đền thờ tưởng nhớ công lao của cụ Phó bảng với nhân dân làng Hòa An.
Nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được che chắn bởi mái vòm cách điệu cánh hoa sen với 9 đầu rồng, như tấm lòng thành kính của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long đối với Cụ.
Du khách đến viếng mộ cụ Phó bảng.
Khung cảnh tái hiện cụ Phó bảng dạy học cho nhân dân làng Hòa An.
Khi cụ mất, nhân dân tỉnh Sa Đéc vô cùng tiếc thương tưởng nhớ công lao to lớn của Cụ.
Hướng dẫn viên giới thiệu với du khách về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Toàn cảnh khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Những ngôi nhà cổ được xây dựng để tái hiện làng Hòa An xưa, nơi Cụ sinh sống.
Bức tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Nhà sàn Bác Hồ được xây dựng trong khu di tích.
Đá Trường Sa được trưng bày ở Khu di tích.