Không biến mặt đường thành "sân phơi"

Thứ bảy, 08/06/2019 10:53
(ĐCSVN) - Hiện đang là thời gian cao điểm thu hoạch lúa và nông sản, tình trạng biến mặt đường giao thông thành “sân phơi” lại diễn ra tràn lan ở một số địa phương. Tình trạng trên gây mất ATGT nghiêm trọng, các địa phương cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

 

Tại Hà Nam, QL 21B đoạn qua xóm 5, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng bị chiếm dụng hết 2 làn đường xe máy.
Nửa mặt đường ở Thượng Tổ, Thanh Châu, TP Phủ Lý bị biến thành... "sân phơi". 
Đường ĐT 975, đoạn qua thôn Cửa, xã Trung Lương, huyện Bình Lục,...
Đường đê Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng bị người dân "nuốt chửng" làm sân lúa.
Thậm chí một số người còn đem "chướng ngại vật" bảo vệ ngô, lúa. (Chụp trên QL 21b đoạn qua xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng).
Cũng tại cung đường trên, mỗi buổi chiều lại nhộn nhịp cảnh thu dọn nông sản như sân kho thời hợp tác.
Những thảm lúa chiếm đến nửa mặt đường liên huyện tại xã Nhật Tựu (Kim Bảng).
Tại Nam Định, QL 21B mới hiện đại 6 làn xe đoạn qua xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc cũng bị lấn chiếm hành lang nghiêm trọng.
Còn địa bàn Hà Nội, QL 1A đoạn qua huyện Phú Xuyên lúa trải thảm kéo hàng cây số trên đường.
Ngoài lúa, người dân còn phơi và đốt rơm rạ tỏa khói mù mịt gây mất ATGT. (Chụp trên đường ĐT 419 đoạn giáp ranh giữa huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức).
Ở địa bàn huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) những bao tải lúa được vận chuyển ra để chềnh ềnh giữa đường làng ngay từ đầu sáng sớm...

Tại khoản 2, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 46/2014 ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cá nhân, tổ chức có hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 đồng; bị buộc phải thu dọn các vật cản, thu dọn những vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1, 2, 3  điều 261 Bộ luật Hình sự 2015, có khung hình phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc bị phạt tù từ 03 - 07 năm; trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù.

Đã đến lúc cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương cần có biện pháp xử lý mạnh tay tình trạng báo động trên, đề phòng các tai nạn đáng tiếc và góp phần đảm bảo ATGT cho các phương tiện lưu thông qua lại trên các tuyến đường./.

Kim Chiến

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực