Phát huy vai trò của MTTQ trong công tác bảo đảm an toàn giao thông

Thứ ba, 19/09/2023 08:15
(ĐCSVN) - Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phát huy tối đa vai trò của Nhân dân trong giám sát việc xây dựng, bảo trì công trình kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 12/CTr-MTTW-BTT, ngày 22/8/2023 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chương trình số 48-CTr/TƯ ngày 17/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam các cấp về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 12/CTr-MTTW- BTT, ngày 22/8/2023 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Chương trình số 48-CTr/TU ngày 17/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên, Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc thực hiện và tham mưu thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW và các văn bản có liên quan là nhiệm vụ thường xuyên của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận; cụ thể hóa nhiệm vụ vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và gắn với các phong trào thi đua, các Cuộc vận động do MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên phát động đê thực hiện.

Phát huy vai trò của MTTQ trong công tác bảo đảm an toàn giao thông ở Cà Mau. Ảnh: MT 

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các biện pháp điều hành của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện.

Thông qua các phong trào thi đua, các Cuộc vận động do MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên chủ trì, phát động lồng ghép triển khai phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Lấy khu dân cư là địa bàn phối hợp vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; gắn tiêu chí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với tiêu chuẩn xây dựng “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư văn hoá”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các tổ chức thành viên phát động.

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, tổ nhóm tự quản tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại cộng đồng dân cư “Khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, “Tổ tự quản”, “Đoạn đường tự quản”, “Dòng họ tự quản”,...; tổ chức đăng ký thi đua, ký cam kết giữa các khu dân cư, các gia đình về việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín tại cộng đồng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thông qua các phong trào thi đua, các Cuộc vận động do MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên chủ trì, phát động lồng ghép triển khai phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Ảnh: MH 

Vận động Nhân dân đóng góp công sức, hiến đất xây dựng các công trình giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới; Vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông. Bảo vệ đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách,... và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; không sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

Phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp trong việc tham mưu các cấp uỷ đảng, phối hợp với chính quyền ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; kịp thời phản ánh đê xuât, kiến nghị của Nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổ chức đợt ra quân phát quang, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, vận động giải tỏa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng, đặt biến hiệu, biển quảng cáo, phơi phóng các sản phẩm từ nông - lâm - ngư nghiệp làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan, che khuất tầm nhìn cùa phương tiện tham gia giao thông, xây dựng các tuyến đường giao thông thông thoáng, khang trang, sạch đẹp,...

Vận động người điều khiển phương tiện giao thông tuân thủ quy tắc giao thông; thực hiện đúng quy định của pháp luật về chất lượng phương tiện và các điều kiện về người điều khiến phương tiện giao thông.

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phát huy tối đa vai trò của Nhân dân trong giám sát việc xây dựng, bảo trì công trình kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn thông qua Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tham gia phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật về bảo đảm, trật tự an toàn giao thông.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá sơ kết, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện ở địa phương; 5 năm tổ chức sơ kết; 10 năm tổng kết, đánh giá toàn diện việc quán triệt và tổ chức thực hiện ở cấp mình gửi về Ban Thường trực Ủy ban Việt Nam tỉnh.

Các tổ chức thành viên của Mặt trận, trước hết là Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh tăng cường phối hợp hướng dẫn trong tổ chức mình phối họp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp triển khai Kế hoạch này đến cơ sở. Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện cho phù hợp. Định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá hằng năm việc triển khai thực hiện ở tổ chức cấp mình./.

Mộng Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực