Đón giao thừa ở Ecuador
|
|
Phong tục đốt bù nhìn "ano viejo" tại Ecuador. (Nguồn: Huffington Post) |
Người dân khắp đất nước Ecuador làm những con bù nhìn "ano viejo" từ quần áo cũ, giấy bỏ đi vào ngày cuối cùng của năm và coi con bù nhìn là thứ lưu giữ những điều không may của năm cũ. Khi sắp đến nửa đêm, con bù nhìn bị đặt lên ghế để mọi người thi nhau đấm đá. Cuối cùng, người ta ném tất cả bù nhìn thành một đống rồi châm lửa đốt rụi. Người Ecuador lúc này yên tâm rằng mọi vận rủi đó hết và lại tiếp tục tiệc tùng đón mừng năm mới.
Nhịn ăn đón năm mới ở Malaysia
Một đất nước có phong tục đón Tết độc đáo, thú vị chẳng kém ở Châu Á, đó chính là Malaysia. Do chịu ảnh hưởng từ lịch của Hồi giáo, để chuẩn bị cho Tết, người dân xứ này sẽ phải nhịn ăn vài ngày trước thời điểm chào đón năm mới. Đồng thời cũng không mua nhiều món ăn để thể hiện sự cảm thông đối với những nước nghèo đói.
Panama: Đốt ảnh người nổi tiếng mừng năm mới
Ở Panama, theo truyền thống, người ta thường mang hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Đó có thể là những nhân vật hay xuất hiện trên truyền hình hoặc các chính trị gia nổi tiếng. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ, để bắt đầu một năm mới hanh thông, suôn sẻ và không gặp bất cứ trở ngại nào.
Phong tục này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài tại Panama, nhưng gần đây phong tục này đã được cải biến đi ít nhiều khi ngoài hình ảnh những nhân vật nổi tiếng được mang đốt, người dân có thể sử dụng hình ảnh của những người thân đã mất của mình để đốt với hy vọng những người đã khuất cũng sẽ được chung vui một cái Tết an lành cùng mọi người.
Peru: Đánh, chửi nhau mừng năm mới
|
|
Ảnh minh họa (nguồn: Wiki Travel). |
Chửi mắng và đánh nhau là một phong tục cố hữu tại một vùng quê thuộc đất nước Peru. Theo đó, phong tục kỳ quặc này được tổ chức trong dịp năm mới này vẫn thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca của đất nước Peru. Người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới mang tên Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt tình đoàn kết.
Họ tin rằng mắng nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng. Bởi một lý do hết sức đơn giản là những cuộc ẩu đả này được cảnh sát địa phương giám sát.
Estonia
Cùng hòa chung không khí vui tươi trên khắp thế giới, người E-xtô-ni-a (Estonia) cũng mở tiệc đón giao thừa. Nhưng vào ngày mùng 1, họ sẽ cố gắng “nhồi nhét” cho đủ bảy bữa với hy vọng ấm no suốt năm sau. Theo quan niệm nơi này, một người khi ăn đủ 7 bữa sẽ có thể lực dồi dào như 7 người cộng lại. Song, xin đừng nghĩ rằng cố ăn tới 8 hay 9 bữa nữa thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội, bởi chỉ duy nhất số 7 mới đem đến may mắn mà thôi.
Đan Mạch
Một truyền thống đón năm mới ở Đan Mạch là ném đĩa vào cửa chính của nhà bạn bè hay hàng xóm. Càng nhiều mảnh vỡ của đĩa vào buổi sáng hôm sau, chủ nhà càng có nhiều bạn và may mắn trong năm mới. Một truyền thống khác ở quốc gia này là nhảy khỏi ghế vào thời khắc giao thừa, điều này tượng tưng cho sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Canada
|
|
Trải nghiệm phong tục tắm nước lạnh chào năm mới ở Canada |
Ở Canada lại xem việc tắm nước lạnh là một nghi lễ không thể thiếu để chào đón một năm mới. Họ quan niệm rằng, phong tục tắm nước lạnh sẽ mang lại cho gia đình, người thân một năm mới an lành và hạnh phúc. Vào ngày đầu năm, nhiệt độ ở Canada khá thấp, có lúc xuống đến -10 độ C, nhưng không phải vì thế mà họ bỏ qua phong tục tắm nước lạnh này. Cách đón Tết này cũng được người Nga ở một số nơi đón mừng năm mới bằng cách nhảy vào hồ băng, sau đó ôm một thân cây đã chết bên trong hồ.
Tết hoa quả
Ở Nhật Bản, hoa anh đào được coi là quốc hoa và năm nào nhà nước cũng dành 1 tháng (từ 15/3 đến 15/4) cho Tết Anh đào. Do sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng địa lý Nhật, hoa anh đào nở từ tháng 3 đến tận tháng 7, từ miền Nam dần lên miền Bắc. Cứ đầu tháng 4, người Nhật cử hành lễ hội thưởng thức anh đào, lễ hội thường có những nhân vật tên tuổi trong nước và các vị khách quốc tế tham dự. Khắp nơi, người ta tụ tập dưới gốc cây ngắm hoa, uống rượu và hò hát, nhảy múa tưng bừng suốt ngày đêm.
Nước có nhiều tết hoa quả nhất là Columbia. Nơi đây, hầu hết các loại hoa quả đều có một ngày tết riêng, như: Tết gạo thần, Tết phù dung, Tết cà phê chúa... Vào ngày Tết loại hoa quả nào, người ta thường tổ chức vui chơi, ăn uống, ca hát, tán dương loại hoa quả đó rồi đem chúng ra thi với nhau, chọn lấy sản phẩm tốt đẹp, đặc biệt nhất để phong "Vua". Họ còn hóa trang thành hoa quả, củ khoai, bắp ngô... khổng lồ, hợp thành đoàn diễu qua các phố, trông rất ngộ nghĩnh.
Tết động vật
|
|
Ảnh minh họa (Nguồn: BTA) |
Sự quý mến hoặc sùng bái động vật tiêu biểu ở nhiều quốc gia cũng góp phần hình thành nên những cái tết đặc biệt. Tại tỉnh Fukhamburi (Thái Lan), ngày 10 tháng 12 hàng năm là Tết Voi. Hôm đó, khắp nơi trong nước người ta tuyển chọn những chú voi kiện tướng, đưa về đây dự đại hội thể thao của voi, thi các môn như kéo co, cử tạ, chạy vượt chướng ngại, bóng đá, nhặt đồ vật...
Ở Ấn Độ, rắn được quý chiều vì được coi là con vật linh thiêng, có thể ban tuổi thọ cho người già, ban con cái cho các bà mẹ. Dân Ấn Độ sống rất gần gũi rắn: trẻ em mới chập chững biết đi đã nghịch rắn, tín đồ An Độ giáo hôn hít rắn, các chàng trai cuốn rắn trên cổ đi chơi... Họ dành riêng cho rắn một ngày Tết trang trọng vào tháng 8 hàng năm.
Là thị trường lợn lớn nhất châu Âu, một thành phố ở miền Nam nước Pháp lại lấy ngày 21 tháng 7 hàng năm làm ngày Tết Lợn. Những người giỏi bắt chước lợn trong toàn quốc đều đổ về đây biểu diễn các động tác, thói quen... của lợn. Ai diễn giỏi hơn cả sẽ được thưởng một chú lợn quay rất to; đồng thời 5.000 người xem phải ăn hết một dây lạp xường dài 2.000 m, 3.000 suất thịt lợn thái khá dày và 500 kg jambon!