|
Cầu Thăng Long thông xe sau 4 tháng thi công. Đây là dự án đánh dấu người Việt làm chủ công nghệ tiên tiến. |
1. Người Việt làm chủ công nghệ tiên tiến
Công tác sửa mặt cầu Thăng Long được xác định là nhiệm vụ rất khó do có nhiều yếu tố kỹ thuật công nghệ phức tạp được Bộ GTVT và dư luận đặc biệt quan tâm. Sau thời gian ngắn kể từ khi Bộ GTVT cho phép chuẩn bị đầu tư, Tổng cục đã hoàn thành các thủ tục nghiên cứu thí nghiệm lựa chọn phương án thiết kế, đấu thầu và triển khai thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Ngày 7/1, cầu được thông xe phục vụ việc đi lại cho nhân dân. Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN chia sẻ, sau 4 tháng thi công, các nhà thầu thi công với tốc độ rất nhanh và đảm bảo chất lượng kỹ thuật và vượt tiến độ. Các chuyên gia, cán bộ, kỹ sư, công nhân là người Việt Nam đã khẳng định năng lực hoàn toàn làm chủ được công nghệ mới, công nghệ tiên tiến như hẳn đinh nẹp plasma, bê tông siêu tính năng UHBC có cường độ lên đến 1.400kg/cm2. Đồng thời thể hiện sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, làm, dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ Tổng cục ĐBVN.
2. Khởi động tương lai giao thông thông minh
Công tác triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng được Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để giải quyết tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đến nay đã có 91 trạm thu phí trên toàn quốc được kết nối, vận hành đáp ứng tiến độ theo đúng quy định của Thủ tướng, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội tạo sự thuận lợi cho người sử dụng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định, đây có thể nói là kết quả bước đầu của ngành GTVT trong vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển ngành triển khai mục tiêu là giao thông thông minh.
|
Hệ thống thu phí giao thông tự động chính thức đi vào vận hành toàn quốc từ ngày 29/12/2020. |
3. Chuyển biến kết cấu hạ tầng
Năm qua, công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ đã hoàn tất thành các nhiệm vụ và kế hoạch được giao góp phần bảo đảm giao thông thông suốt an toàn. Thực hiện nghiêm đấu thầu qua mạng 100%, tiết kiệm được nhiều cho ngân sách nhà nước, chất lượng bảo trì, duy tu, bảo dưỡng được nâng cao, tăng cường hợp tác và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và vật liệu mới. Quản lý hành lang an toàn và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã có chuyển biến so với các năm trước;…
4. Đổi mới trong đào tạo, sát hạch lái xe
Công tác quản lý phương tiện và người lái năm 2020 đã đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, sát hạch lái xe, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, quá trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới bộ sát hạch bộ 600 câu hỏi và phần mềm sát hạch lý thuyết để chuyển giao cho các Sở GTVT, cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe thực hiện thống nhất trên toàn quốc từ ngày mùng 1/8/2020. Tổ chức tập huấn cấp thẻ cho 1700 sát hạch viên trong toàn quốc. Triển khai công tác quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe năm 2021 với thành phần tham dự của tất cả các Sở GTVT trên toàn quốc.
5. Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 đã hoàn thành 100% khối lượng công việc được Bộ GTVT giao, gồm 16 văn bản, 1 hồ sơ Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, 1 quyết định trình Chính phủ và 14 Thông tư. Đặc biệt dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đã có những quy định mới bao quát, đầy đủ để quản lý toàn bộ lĩnh vực GTVT đường bộ hướng tới giao thông an toàn, thuận lợi cho mọi người dân. Đồng thời tạo tiền đề để phát triển bền vững lĩnh vực GTVT đường bộ.
Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt, đẩy mạnh rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến; kết nối cấp cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của Bộ GTVT với Cổng dịch vụ công quốc gia được Chính phủ, Bộ GTVT đánh giá cao.
6. Kỳ tích giảm tai nạn giao thông
Công tác đảm bảo an toàn giao thông quan tâm thực hiện kịp thời, xóa bỏ 100% điểm đen và xử lý nhiều điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ, góp phần giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Chủ động, sâu sát, tích cực, sáng tạo, kịp thời cho công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai để thông đường nhanh nhất, góp phần ứng cứu tìm kiếm cứu nạn cứu hộ và bảo đảm giao thông an toàn thông suốt.
Năm 2020, Tổng cục đã xử lý 97 điểm đen mới phát sinh, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; sơn kẻ 1.354 km vạch sơn đường; thay thế điều chỉnh 2.225 cụm biển báo; sửa chữa, bổ sung 184km hộ lan phòng hộ; đã chỉnh trang bọc dán màng phản quang đầu trụ tiêu, cột tháp, cột km, vạch sơn, đinh phản quang,… để bảo đảm an toàn giao thông và mỹ quan.
Đồng thời trực tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng, xử lý hàng trăm các bất cập trong tổ chức giao thông, hư hỏng, đột xuất cầu đường,… đã kịp thời ứng trực xử lý phân luồng phân làn giao thông, phục vụ an toàn thông suốt các ngày lễ, các sự kiện lớn của quốc gia hay công tác phân luồng giao thông phục vụ thi công dự án sửa chữa cầu Thăng Long.
7. Mạnh tay dẹp quá tải
Công tác kiểm soát tải trọng xe tiếp tục thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại Chỉ thị số 03 ngày 12/3/2020 của Bộ GTVT, lực lượng thanh tra giao thông toàn quốc đã chủ động nắm bắt tình hình thông qua phản ánh của báo chí, người dân để tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất trên các đoạn đường có nhiều xe quá tải lưu thông, xe cơi nới thành thùng. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc cung cấp dữ liệu phục vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của xe ô tô chở hàng quá tải trọng, thay đổi kích thước thành thùng xe, nâng cao hiệu quả công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. Năm 2020, các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT đã tiến hành kiểm tra gần 124.000 xe, trong đó có 14.000 xe vi phạm, tước gần 11.000 giấy phép lái xe; xử phạt, nộp Kho bạc Nhà nước 155 tỷ đồng
8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Công tác quản lý vận tải, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải, đặc biệt là Nghị định số 10 với nhiều nội dung đổi mới triển khai phần mềm quản lý bến xe quản lý vận tải đến 63 Sở GTVT địa phương. Hoàn thành việc số hóa trên 10.000 tuyến cố định và cập nhật vào phần mềm quản lý tuyến cố định, cùng với việc duy trì nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, lĩnh vực vận tải, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các đơn vị kinh doanh vận tải có thương hiệu chất lượng dịch vụ cao, uy tín được người dân tin tưởng ủng hộ.
|
Dự án cao tốc Bắc - Nam được đồng loạt khởi công trong năm 2020. |
9. Hoàn thành 100% công tác giải ngân vốn
Công tác giải ngân vốn kế hoạch năm 2020 và vượt kế hoạch về công tác quyết toán dự án hoàn thành. Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và thiên tai bão lũ, song, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành 100% công tác giải ngân vốn kế hoạch năm 2020 và vượt kế hoạch về công tác quyết toán dự án hoàn thành, hoàn thiện công tác giao nhận tài sản, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bảo đảm cơ sở pháp lý trong việc bố trí kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ.
10. Góp sức nâng cao vị thế đất nước
Chủ trì tổ chức thành công Hội nghị Nhóm vận tải mặt đất ASEAN lần thứ 29 (LTWG 29) và các hội nghị liên quan với vai trò là nước chủ nhà, góp phần vào sự thành công của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.