|
Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnhcải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi thương mại theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch (Ảnh: M.P) |
Khơi thông dòng chảy thương mại
Thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đề ra là vừa bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả nhưng vẫn phải thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, để khơi thông dòng chảy thương mại trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động khiến các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, biên giới. Toàn ngành hải quan đã chủ động tổ chức nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhờ vậy, trong năm 2020, ngành hải quan đã hoàn thành giải quyết các thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho một khối lượng hàng hóa lớn, với tổng giá trị kim ngạch đạt trên 515 tỷ USD, tăng 4,5% so năm 2019.
Bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, công tác giám sát, quản lý nhà nước về hải quan tiếp tục được tăng cường trên tất cả các khâu, thực hiện theo xu hướng cải cách, hiện đại hóa, hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, ngành hải quan đã xây dựng đề án cải cách kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu trình Chính phủ để phê duyệt nhằm giải quyết triệt để những bất cập về vấn đề này. Đồng thời, mở rộng triển khai áp dụng hệ thống giám sát hàng hóa tự động; triển khai thực hiện định vị điện tử GPS; rà soát số liệu các mặt hàng nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; tăng cường công tác quản lý phế liệu nhập khẩu; áp dụng hệ thống một cửa quốc gia và hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài mang lại hiệu quả và lợi ích to lớn cho cả cơ quan hải quan cũng như các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong năm 2020, Tổng cục Hải quan cũng đã cung cấp 202/238 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4, chiếm 85% tổng số thủ tục hành chính do Tổng cục Hải quan thực hiện, trong đó có 196 thủ tục hành chính đã thực hiện trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 82,4%); phối hợp chặt chẽ các đơn vị có liên quan tích hợp 70 dịch vụ công trực tuyến hải quan lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan đã phối hợp các bộ, ngành tích cực triển khai các thủ tục hành chính mới, mở rộng phạm vi, số lượng doanh nghiệp tham gia đối với các thủ tục hành chính đã triển khai đáp ứng mục tiêu và tiến độ kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020...
“Đặc biệt, từ đầu năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan đã tích cực hoàn thiện yêu cầu bài toán nghiệp vụ để xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan tiên tiến, hiện đại, tích hợp. Hiện đang khẩn trương triển khai các nội dung để thuê Hệ thống CNTT trên cơ sở phê duyệt của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính”, Phó Tổng cục trưởng Hải quan Nguyễn Dương Thái cho biết.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã đã khẩn trương triển khai Đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin hướng tới hải quan số; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử thông qua kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước.
|
Ngành Hải quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Ảnh: M.P) |
Nỗ lực thu ngân ngân sách và tăng cường chống buôn lậu
Cũng trong năm 2020, Tổng cục Hải quan được giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu là 338.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so dự toán năm 2019. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động khó khăn đến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như công tác thu NSNN, ngay từ đầu năm và trong suốt cả năm 2020, Tổng cục Hải quan đã tích cực thực hiện các giải pháp để tăng thu, chống thất thu, thu đúng, thu đủ các khoản thu vào NSNN.
Về những kết quả nổi bật của ngành Hải quan trong năm 2020, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái chia sẻ: Tổng cục đã tích cực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu NSNN và chống thất thu như: cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, tự động hóa quy trình thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại và thu NSNN. Kết quả, thu NSNN năm 2020 đạt 317.090 tỷ đồng, đạt 93,8% dự toán (338.000 tỷ đồng), đạt 105,7% (300.000 tỷ đồng) số đã báo cáo Quốc hội, đóng góp quan trọng vào nguồn thu của ngân sách Trung ương và đảm bảo cân đối NSNN. Mặc dù số thu NSNN năm 2020 giảm khoảng 9% so năm 2019, song trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, xuất nhập khẩu hàng hóa, thì đây cũng được đánh giá là một kết quả rất tích cực và đầy nỗ lực phấn đấu mới có thể đạt được.
Không chỉ vậy, trong năm 2020, ngành hải quan tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những lực lượng chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong bối cảnh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới diễn biến phức tạp tại các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không, chuyển phát nhanh, bưu điện và đường biển, Tổng cục Hải quan đã tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Toàn ngành hải quan năm 2020 đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 14.984 vụ vi phạm pháp luật hải quan, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.403 tỷ đồng, tăng 45,06 % so cùng kỳ 2019. Số tiền thu nộp vào NSNN từ hoạt động chống buôn lậu là 486 tỷ đồng.
Bước sang năm 2021, theo Tổng cục trưởng Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, ngành hải quan sẽ tiếp tục tập trung thực hiện tốt, hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi thương mại theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, hướng tới hải quan số; ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia, Cơ chế Một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.
Đồng thời, tiếp tục phấn đấu thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tối thiểu khoảng 315.000 tỷ đồng. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, công chức… thuộc nội ngành.
Đáng giá cao sự nỗ lực cũng như những thành tích của cán bộ, viên chức ngành Hải quan trong năm 2020, Ủy viên Bô%3ḅ Chính trị, Bô%3ḅ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng chỉ rõ, với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nắm tình hình địa bàn, thực hiê%3ḅn thành công nhiều chuyên án, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nền sản xuất hàng hóa trong nước, bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, chống thất thu NSNN.
Về xây dựng chính phủ điện tử, Bộ Tài chính đã vận hành, kết nối phần mềm quản lý văn bản để gửi văn bản đi điện tử với 96 cơ quan, đơn vị và nhận văn bản đến điện tử với 356 cơ quan, đơn vị thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia, bảo đảm thông suốt, đồng bộ. Tính đến nay, 100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính cung cấp ngày càng nhiều tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với cơ quan tài chính.
Riêng lĩnh vực Hải quan, đến nay đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các đơn vị hải quan thông qua hệ thống VNACSS/VCIS; triển khai cổng thanh toán điện tử tại tất cả các Cục hải quan với 98,6% số thu ngân sách bằng phương thức điện tử; triển khai hệ thống quản lý hải quan tự động các cảng, kho, bãi tại 33/35 Cục Hải quan; triển khai cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không... Kết nối 13/14 bộ, ngành, với 207 thủ tục hành chính được thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia và trên 43.700 doanh nghiệp tham gia. Trao đổi chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D điện tử với 9 nước ASEAN qua Cơ chế một cửa ASEAN. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã xây dựng dự thảo Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu“, nhằm cải cách căn bản, toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm giải quyết triệt để những tồn tại, bất cập hiện nay.
Trong năm 2021, Bô%3ḅTài chính sẽ tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý NSNN, tài sản công, đất đai, tài nguyên; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; quản lý giá, thị trường chặt chẽ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiê%3ḅn đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiên kinh doanh, xây dựng chính phủ điên tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.