Tết Nhảy của người Dao

Thứ ba, 16/02/2021 13:04
(ĐCSVN) – Sinh sống lâu đời trên vùng đất huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), đồng bào Dao hình thành, lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú, trong đó Tết Nhảy là một nghi lễ lâu đời phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Người Dao Quần Chẹt sinh sống tập trung tại các bản, làng huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Họ có quá trình dài sáng tạo và phát triển văn hóa truyền thống, hình thành những đặc trưng lịch sử, văn hóa riêng có như ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán, truyện, thơ, tục ngữ, dân ca, dân vũ, mỹ thuật...trong đó có nhiều lễ tục, diễn xướng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tiêu biểu trong các là nghi lễ là: Lễ cúng Bàn Vương, Lễ Cấp sắc và Lễ hội Tết Nhảy. Trong các nghi lễ cổ, Tết Nhảy là một hoạt động dân gian đã được cộng đồng người Dao thừa nhận có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tín ngưỡng người Dao.

Theo phong tục, người Dao ăn Tết trước Tết Nguyên đán của người Kinh khoảng nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng Riêng. Trong một năm, người Dao Quần Chẹt có nhiều cái Tết như Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch), Tết Đoan ngọ (5/5 Âm lịch), song Tết Nhảy và Tết Nguyên đán là quan trọng và được tổ chức lớn nhất.

leftcenterrightdel
 Tết Nhảy được tổ chức tại nhà Cái (nơi có bàn thờ tổ), lễ có dân bản chung sức nên được coi như Tết chung của bản, làng. Tết Nhảy nhằm cúng Bàn Vương – ông tổ người Dao, luyện binh mã để bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt lao động sản xuất của gia đình.
leftcenterrightdel
 Tết Nhảy được tổ chức vào tháng chạp âm lịch hàng năm, cúng trong ba năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai chỉ mổ gà làm lễ cúng nhỏ, năm thứ ba mổ lợn làm lễ to và thực hiện trong hai ngày đêm. Trong ảnh:  Các thầy cúng người Dao chuẩn bị làm lễ trong Tết Nhảy.
leftcenterrightdel
Lễ vật gồm: Hương, hoa, đăng, quả, thủ lợn, gà, xôi, bánh dầy, rượu, nước, tiền đồng xu, cờ các loại, dao thờ… Đội tế gồm 3 người, 1 người là chủ lễ có vai trò dẫn dắt điều hành lễ, 2 người phụ giúp chủ lễ. 
leftcenterrightdel
 Các nghi lễ chính trong tết Nhảy gồm: Cúng Tết Nguyên đán, cúng chuyển tiếp (Cúng từ Tết Nguyên đán sang Tết nhảy), khai đàn.
leftcenterrightdel
 Nét độc đáo trong tết Nhảy của người Dao là sự tổng hòa các loại hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa, nghệ thuật âm nhạc, ngôn ngữ, lịch sử dân tộc, triết lý tín ngưỡng của người Dao.
leftcenterrightdel
 Các thầy cúng thực hiện nghi thức múa cổ.
leftcenterrightdel
 Tiếp đó là nghi thức múa kiếm, điệu múa có ý nghĩa mở đường, dọn đường, quét đường, cưỡi phượng, cưỡi ngựa, đóng chuôi dao, mài dao, múa cờ.
leftcenterrightdel
 Trong các điệu múa cổ có múa "Thượng đàn", múa Chuông, múa Rùa. Các điệu múa cổ thể hiện sự thành kính tạ ơn tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cuộc sống cho dân làng, dòng tộc, bày tỏ ước muốn các thành viên gia đình mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi.
leftcenterrightdel
 Nghi thức múa ngoài trời trong Tết Nhảy.
leftcenterrightdel
 Sau khi các điệu múa Chuông, múa Rùa, múa Kiếm, múa ngoài trời kết thúc, chủ lễ đọc bài chiêu binh, chiêu lúa gạo, múa khao quân tống thần, múa tiễn các loại ôn dịch, rồi chia tiền, hóa tiền giấy, ngựa…tiễn đưa các vị thần. 
leftcenterrightdel
 "Tết Nhảy” là một nghi lễ lâu đời đã được nhiều thế hệ người Dao lưu truyền và kế thừa. Thông qua việc thực hành lễ răn dạy con cháu nhớ ơn công lao tổ tiên, đoàn kết cùng nhau chăm chỉ lao động, sản xuất, xây dựng bản làng, cuộc sống ấm no.
N Dương
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực