Một mùa Xuân chiến sỹ

Thứ năm, 11/02/2021 20:18
(ĐCSVN)- Thời khắc giao thừa là lúc bâng khuâng nhất. Vậy là mỗi người lính biên cương đã thêm một tuổi quân, thêm một tuổi đời. Tiếng chuông thong thả điểm sang canh và pháo hoa khoe sắc vẽ trên nền trời khúc nhạc xuân ấm áp…


Thi gói bánh chưng ở Trường Sĩ quan kĩ thuật quân sự. (Ảnh Nguyễn Trung Trực).

 

 

 Tặng nhau bông hoa xuân

Mừng nhau thêm mô%3ḅt tuổi quân, thêm mô%3ḅt tuổi đời(*)

Đã trở thành thông lệ từ rất lâu rồi, mỗi dịp tết đến xuân về là một đợt chuyển giao, thay quân làm nhiệm vụ trên khắp mọi miền Tổ quốc. Những ngày cuối cùng của năm âm lịch, bao giờ cũng là những khoảnh khắc ghi đậm dấu ấn trong lòng người chiến sĩ, cho dù ở bất kể đơn vị nào, từ hải đảo xa xôi hay nơi địa đầu miền biên ải. Cảm giác trống vắng, lo âu của người lính lần đầu ăn tết xa nhà, hay chàng lính sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự đang mong ngóng trở về bên gia đình, đều man mác mô%3ḅt nỗi niềm bâng khuâng đến lạ.

Mới ngày nào cha mẹ tiễn con lên đường, khuôn mặt còn non tơ, khoác bô%3ḅ quân phục ngác ngơ trong đoàn quân điê%3ḅp trùng tỏa đi khắp phương trời xa lạ. Từ mô%3ḅt  chàng thanh niên còn non trẻ, mỗi sáng sớm thức giấc cha phải giục như gọi đò, đến giờ cơm mẹ lại gào như lê%3ḅnh vỡ, thế mà nay chỉnh tề trong đô%3ḅi ngũ và có thể làm được đủ mọi viê%3ḅc trên đời. Có thể nói không ngoa rằng, quân đô%3ḅi là mô%3ḅt trường Đại học Tổng hợp, mà những ai đã từng được kinh qua dù thời chiến hay thời bình cũng có rất nhiều điều để nhớ. Và trong những kỷ niê%3ḅm đời lính ấy, câu chuyê%3ḅn về mùa xuân chiến sĩ luôn gợi nhớ biết bao vui buồn bên đồng đô%3ḅi thân thương mô%3ḅt thời trai trẻ.

Quên sao được tháng ngày lăn lô%3ḅn thao trường. Quên sao được ca gác đầu tiên ôm súng trong đêm mà còn sợ ma, vừa run vừa hát…Quên sao được cái tết đầu tiên xa nhà, không có người thân, không được ngao du cùng chúng bạn, và không có… tiền mừng tuổi. Người lính không có rất nhiều, nhưng lại có vô vàn cái hay, cái mới, và trên hết là có tình đồng đô%3ḅi, có không khí đặc sắc của mùa xuân chiến sĩ. Phong tục tâ%3ḅp quán khắp các miền quê về đây tụ hô%3ḅi, mỗi đơn vị như mô%3ḅt đại gia đình, chỉ bảo lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong mọi khó khăn thử thách. Đến mô%3ḅt tâ%3ḅp thể bất kỳ, thế nào cũng gặp anh thợ nề, thợ mô%3ḅc, lại có câ%3ḅu biết vẻ tranh, chơi đàn, thổi sáo…Thâ%3ḅm chí ngày tết lính ta biết gói bánh chưng rất khéo, cắt ghép cây kiểng chẳng kém gì nghê%3ḅ nhân chính hiê%3ḅu.

Thôi thì biết bao tài lẻ được bung ra hết để sắm sửa cho mô%3ḅt cái tết của lính xôm tụ đủ trò. Khi đến từng đơn vị, chỉ cần nhìn vào cách trang trí trên bàn thờ Tổ quốc là đủ biết sự tài hoa khéo léo của anh em như thế nào. Vẫn là các loại trái cây thôi nhưng lính ta sáng tạo đủ hình thù long ly quy phượng. Mai đào chưa kịp nở bông, dễ thôi chỉ cần mấy tờ giấy màu, dao kéo và đôi bàn tay tinh xảo là có ngay mô%3ḅt cây ba miền hái hoa dân chủ. Dây đèn hoa đăng đón giao thừa, có ngay mô%3ḅt giàn đủ màu sặc sỡ được lắp ghép từ những vâ%3ḅt dụng đơn giản dễ tìm như lon bia, họa báo... Dàn nhạc vui xuân tự làm cũng có, xoong nồi bô%3ḅ đô%3ḅi thiếu gì, lại thêm cây sáo trúc với cây đàn ghi ta cho hoành tráng nhé.

Chào đón xuân về . (Ảnh Nguyễn Trung Trực).

Ai đó bảo viê%3ḅc gì khổ thế, sao không mua cho tiê%3ḅn? Chuyê%3ḅn! Lính thì làm gì có nhiều tiền để mua? Mà đã đi mua thì còn gọi gì là lính? Song cái vụ tỉ mẩn, lọ mọ ấy cũng vui đáo để. Ấy là dịp để các chàng trổ tài với mấy em bên chi đoàn kết nghĩa. Các nàng lặng lẽ ngắm nhìn lính ta thao tác mà phục lăn, lại còn ý nhị gửi gắm nụ cười chúm chím dễ thương đến là tình nữa chứ. Bởi thế nên mấy ngày xuân câ%3ḅu nào cũng chọn bô%3ḅ quân phục mới tinh tươm, lời ăn tiếng nói cũng tự nhiên văn hoa đến lạ. Trên nhà gói bánh, dười bếp làm thịt heo, nơi trang trí phòng giao ban đón giao thừa, nơi sửa soạn bãi trò chơi dân gian. Lại có chỗ thầy đồ trẻ ngồi viết câu đối tết. Không khí khẩn trương, ríu rít  nói cười áo xanh áo đỏ khiến lính ta quên là mình đang xa nhà. Mùi thịt mỡ bánh chưng và khói bếp tỏa ra cay mắt như đưa quê hương gần hơn với người chiến sĩ. Ngày thường tranh nhau xin đi gác để được nghỉ ngơi thì nay mấy chàng đến ca lại là buồn nhất.

Bây giờ "lính cụ" rồi không còn sợ ma nữa, nhưng lại man mác buồn vì chỉ có mô%3ḅt mình với khẩu súng đơn côi. Cũng có những giọt nước mắt rơi, lăn vô%3ḅi thôi, khi mô%3ḅt thoáng nghĩ về cha mẹ. Vài giây phút vu vơ khi nghĩ về cô bạn học cùng trường lúc chia xa chưa kịp nói điều muốn nói…Nhưng không sao, người lính thì nhiê%3ḅm vụ nào cũng hoàn thành. Mới lại ở đâu cũng có cái thú riêng của nó. Ta đứng đây trên đỉnh đồi cao gió lô%3ḅng. Mắt nhìn xa xăm dõi theo về phương ấy, mấy vần thơ đô%3ḅt xuất ta sẽ ghim vào người con gái ta thầm thương trô%3ḅm nhớ bấy lâu nay…Và đặc biê%3ḅt, ca gác giao thừa sẽ được thủ trưởng đến tâ%3ḅn nơi chúc tết! Món ăn ngày tết cũng chẳng thiếu thứ gì, có khi còn tươm tất hơn ở quê nhà năm nay bão lũ.

Thời khắc giao thừa là lúc bâng khuâng nhất. Vâ%3ḅy là mỗi người lính biên cương đã thêm mô%3ḅt tuổi quân, thêm mô%3ḅt tuổi đời. Tiếng chuông thong thả điểm sang canh và pháo hoa khoe sắc vẽ trên nền trời khúc nhạc xuân ấm áp. Chợt sống mũi cay cay nghĩ về cha mẹ.  Giờ này chắc mọi người cũng đang nghĩ về mình, cái tết đầu tiên xa nhà, cái tết đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của đứa con trai mới lớn. Ăn tết xong lại có mô%3ḅt lớp thanh niên mới lên đường tòng quân. Họ sẽ thay nhau canh giữ bình yên cho Tổ quốc. Và rồi xuân chiến sĩ vẫn gửi trao những kỷ niê%3ḅm mang theo hành trang các anh trên mọi nẻo đường đời. Vang vọng đâu đây lời bài hát lắng đọng mà tươi vui trong giai điê%3ḅu tự hào: Hát với cây đàn ghi ta-bên nhánh hoa đào đơn sơ-hát với tình yêu đồng đô%3ḅi-mùa xuân chiến sĩ(*)

(*) Lời bài hát Xuân Chiến sĩ-Sáng tác: An Thuyên.

 

 


 

 

Phạm Văn Đảng
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực