|
Thường trực Ban Chỉ đạo nghe báo cáo và thảo luận về công tác chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, chính sách hướng dẫn thực hiện “hộ chiếu vắc xin”. (Ảnh: VGP/Đình Nam ) |
Ngày 19/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, nghe báo cáo, thảo luận về một số vấn đề liên quan đến triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; công tác chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, chính sách thực hiện “visa vaccine” (còn gọi là "hộ chiếu vaccine").
Triển khai giải pháp “hộ chiếu vắc xin" COVID-19
Tại cuộc họp, ông Lưu Thế Anh, Phó Giám đốc Trung tâm giải pháp Y tế, Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết, Viettel đang kết hợp chặt chẽ Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan, thực hiện việc rà soát và triển khai giải pháp “hộ chiếu vaccine " COVID-19.
Theo đó, “hộ chiếu vaccine" COVID-19 cho phép người dân theo dõi lịch sử tiêm chủng của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình qua các lần tiêm; sau khi tiêm được cấp chứng nhận tiêm và mã QR-Code xác nhận. Cùng với đó, nhân viên ngành Y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng cho người dân thuộc diện tiêm chủng lên hệ thống phần mềm.
Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, số liệu để phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19 và cung cấp công cụ giám sát thông tin người đã tiêm vaccine COVID-19.
Đối với yêu cầu chung khi triển khai “hộ chiếu vaccine " COVID-19, ông Lưu Thế Anh cho biết, người dân khi đến tiêm cần mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế để xác thực thông tin người đi tiêm. Thông tin người dân đến tiêm thu thập từ 2 nguồn: do cơ sở y tế lập danh sách đối tượng theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ; do người dân đến trực tiếp cơ sở y tế để cung cấp thông tin.
Trước khi thực hiện tiêm, bác sĩ ở bộ phận tiếp đón thực hiện chụp ảnh người dân/người được tiêm để lưu lại trên hệ thống (nếu cần); thông tin người dân chính thức được xác thực từ cơ sở y tế và lưu trữ vào công nghệ chuỗi - khối (Blockchain) khi thực hiện mũi tiêm đầu tiên.
Giải pháp được triển khai trên trang website phục vụ công tác tiêm và tra cứu thông tin; ứng dụng trên di động cho người dân và bác sĩ.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, từ góc độ tiếp cận của ngành Y tế, “hộ chiếu vaccine” thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, được điều chỉnh theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế, cho phép người có "hộ chiếu vaccine" không phải cách ly, xét nghiệm COVID-19 (một số nước vẫn yêu cầu xét nghiệm COVID-19). Hiện Việt Nam đang làm việc với các nước trên thế giới về việc chấp nhận “hộ chiếu vaccine” thông qua mã QR-code.
Cách thức này dựa vào 2 dữ liệu cơ bản: Số thẻ Bảo hiểm y tế hoặc chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân. Khi đến, người dân cung cấp thông tin cá nhân để được kiểm tra trên hệ thống xác nhận. Sau khi tiêm đủ 2 mũi, hệ thống thông tin sẽ được cập nhật lên mã QR-code, xác thực cho người dân. Khi đi ra nước ngoài, người dân được quét mã QR-code, truy cập vào đúng nguồn dữ liệu, xác thực thông tin các mũi tiêm của người dân.i, vì vậy các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Lãnh đạo các địa phương phải tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Khi có nguy cơ dịch xảy ra phải ưu tiên cho công tác phòng chống dịch thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động ứng phó với các cấp độ của dịch. Không áp dụng giãn cách trên phạm vi rộng; các biện pháp phòng, chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hạn chế tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân.
Trước mắt, cần chủ động trong trạng thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòng chống dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực và ở tại tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý phải tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là những nơi thường xuyên có tập trung đông người, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm.
Liên quan đến tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 trong nước, theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng quốc gia, tính đến 16h ngày 18/3/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm vaccine AstraZeneca cho 27.546 người.
Các điểm tiêm chủng đều tuân thủ quy định của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm ở mức cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine. Một số trường hợp phản vệ độ 2 được phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định của Bộ Y tế và sức khoẻ những trường hợp này đều đã bình phục./.
Đối với người nước ngoài, đại diện các bộ, ngành, nhà mạng di động lớn cho biết hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng triển khai từ tháng 4/2021.
Tuân thủ quy định của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại tỉnh Hải Dương, 12 ngày gần đây chỉ còn 4/12 huyện, thành phố (TP. Hải Dương, TP. Chí Linh, huyện Kim Thành và huyện Cẩm Giàng) ghi nhận rải rác 1-2 ca mắc mới trong ngày, đều là các trường hợp đã được cách ly từ trước. Các tỉnh, thành phố có trường hợp mắc trong đợt dịch này đều có liên quan tới Hải Dương hoặc trở về từ Hải Dương và các địa phương đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Bộ Y tế đang thực hiện rà soát, rút kinh nghiệm về công tác cách ly tập trung tại Hải Dương thời gian qua, đồng thời, chỉ đạo tỉnh Hải Dương lưu ý nâng cao chất lượng xét nghiệm.
Trong bối cảnh dịch bệnh có thể còn kéo dài và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hộ