Ảnh minh họa (Nguồn: laodongthudo.vn)
Đến năm 1994 chuyển đổi thành Liên hiệp Hợp tác xã Công nghiệp Thương mại Minh Dương. Năm 2000, chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp và có tên gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty gắn bó với nhiều sản phẩm từ nông nghiệp như củ sắn, hạt gạo, củ dong... và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm như mạch nha, đường glucoza, maltodextrin, sirup fructoza, kem nondairy-creamer, miến dong, bún, phở, hủ tiếu khô các loại.
Từ một doanh nghiệp hoạt động ban đầu chỉ hoạt động kinh doanh thương mại, Công ty đã chuyển sang vừa sản xuất vừa kinh doanh. Năm 1993, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất nha công nghiệp tại xã Minh Khai huyện Hoài Đức với công suất thịt 1.500 tấn/năm. Năm 1994, sau một năm nâng công suất là 5.000 tấn sản phẩm/năm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề và giải quyết đầu ra cho nông sản qua sơ chế của nông dân trong vùng chế biến, hiện tại Công ty đã có 1 dây chuyền sản xuất nha có công suất 18.000 tấn/năm, 1 dây chuyền sản xuất maltodextrin công suất 3.000 tấn/năm, 1 dây chuyền sản xuất đường glucoza công suất 1.500 tấn/năm, và dây chuyền sản xuất miến dong, bún, phở, hủ tiếu khô cao cấp công suất 3.000 tấn/năm tại cụm Công nghiệp Di Trạch - Hoài Đức.
Nguyên liệu chính của Công ty sử dụng vào sản xuất là sản phẩm chủ yếu của làng nghề nông thôn tại thành phố Hà Nội, với sản lượng 25.000 tấn/năm. Công ty giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động gián tiếp và hàng trăm lao động trực tiếp tại Công ty và trên 90% lao động xuất phát từ nông thôn, với mức thu nhập ổn định hiện nay từ 5 - 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hiện nay của Công ty đó là: Các sản phẩm nông nghiệp như củ sắn, củ dong, hạt thóc... được các cơ sở sản xuất nhỏ tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Nghệ An... thực hiện sơ chế cấp 1 tạo ra sản phẩm tinh bột sắn ẩm, tinh bột dong và hạt gạo. Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương đã kết nối với các cơ sở tại các làng nghề đó thông qua các đơn vị trung gian thực hiện việc vận chuyển về Công ty để tiếp tục chế biến lại bước 2 trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất ra các sản phẩm của Công ty. Trong quá trình liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ tại các làng nghề, Công ty đã cử cán bộ đi thăm, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện sơ chế cho đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Công ty. Bên cạnh đó giới thiệu các đơn vị vận chuyển trung gian để họ tin tưởng và chế biến các loại sản phẩm theo yêu cầu của Công ty. Việc liên kết này, hàng năm Công ty Minh Dương đã có nguồn nguyên liệu chủ động đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Công ty.
Nguyên liệu có chất lượng ổn định thì chất lượng sản phẩm của Công ty cũng đạt được chất lượng mà khách hàng của Công ty mong muốn. Những năm qua, sản phẩm của Công ty sản xuất ra đến đâu được khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng và tiêu thụ hết đến đó. Các đơn vị sử dụng sản phẩm truyền thống của Công ty như Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Công ty Liên doanh Hải Hà - Kotobuki, Công ty Bánh kẹo Tràng An, Công ty Bánh kẹo Hải Châu, Công ty Bánh kẹo Đức Hạnh... Hệ thống khách hàng tiêu dùng sử dụng sản phẩm miến, bún của Công ty trải rộng trên toàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ Bắc vào Nam. Khách hàng tin dùng đã tạo được sự phát triển bền vững của thương hiệu Minh Dương trên thị trường... Từ nguồn nguyên liệu sản xuất là các sản phẩm từ nông nghiệp dồi dào của nước ta hiện nay như cây sắn, cây lúa, cây dong... Công ty đã chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đề ra hàng năm.
Đầu năm 2014, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương đã tổ chực đoàn đi khảo sát về nguồn gạo đã qua sơ chế, tinh bột gạo, tinh bột sắn đã sản xuất từ các làng nghề tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bền Tre, Long An... Bên cạnh việc khảo sát về chất lượng nguồn nguyên liệu, Công ty còn khảo sát giá cả sản xuất và giá cước vận chuyển. Trong tương lai, Công ty sẽ tiến hành thu mua nguyên liệu ở đây để tiến hành sản xuất nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương là một minh chứng cho việc thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện về chính sách nông nghiệp - nông thôn và nông dân của Đảng.
Trong quá trình triển khai chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông sản, thực phẩm, Công ty gặp một sở khó khăn như sau: Các làng nghề, người lao động hầu như xuất phát từ thuần nông, kiến thực am hiểu về nông sản chế biến sạch còn hạn chế, nên việc kiểm soát quá trình sơ chế của các cơ sở sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm đưa vào sản xuất của Công ty chất lượng đôi lúc không ổn định như quá nhiều cát sạn, bã, nên Công ty phải đầu tư mất nhiều công sức cho quá trình sơ chế lại trước khi đưa vào sản xuất tại Công ty.
Các đơn vị trung gian cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, giá thành nguyên liệu bị biến động theo từng thời điểm trong năm, giá cả thướng xuyên bị tăng, điều này ảnh hướng rất lớn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Công ty làm nguyên liệu của họ. Điều này rất khó khăn cho Công ty đối với việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại hiện nay của nước ta từ nhiều nước và đặc biệt là các sản phẩm tương đương nhập từ nước ngoài đang được lưu hành trên thị trường nước ta...
Do vậy, các cơ quan chức năng cần thúc đẩy vai trò của xúc tiến thương mại, vừa kích thích được sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng nông sản, giá cả cho người tiêu dùng và cho các doanh nghiệp. Tổ chức các lớp dào tạo về chế biến các sản phẩm nông sản sạch. Phổ biến các quy trình, công nghệ, phương pháp chế biến ngay từ ban đầu với giá trị đầu tư thấp, liên kết khoa học công nghệ để những cơ sở sản xuất nhỏ có thể ứng dụng vào quá trình sơ chế của họ.
Tổ chức cho các doanh nghiệp, các cơ sở đi tham quan học tập, tham gia hội chợ; nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước... Nâng cao hiểu biết trong quá trình chế biến ra sản phẩm và thực phẩm sạch cung cấp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, từ đó nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm của Việt Nam. Từ đó giúp các doanh nghiệp có các mặt hàng sản xuất từ nông sản tìm được thị trường tiêu thụ phù hợp, tư tin với định hướng của doanh nghiệp. Tăng cường sâu sát vào thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về tài chính trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các chính sách, kinh phí để tham gia hội chợ, xây dựng thương hiệu...