Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá trong tháng là 24 ha, giảm 78,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, diện tích rừng bị phá là 1.127 ha, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 20/10 diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 167,2 nghìn ha, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 12,3 ngàn ha, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước; Trồng mới rừng sản xuất đạt 154,9 ngàn ha, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước….Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 7.611 nghìn m3 , tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, các địa phương miền Bắc đã cơ bản hoàn thành giai đoạn trồng rừng chính vụ. Tính đến ngày 20/10, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 142.086 ha rừng, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Đồng bằng sống Hồng trồng đạt 13.667 ha (giảm 5,6%), Bắc Trung Bộ trồng đạt 34.072 ha (giảm 11%) so với cùng kỳ năm trước, Trung du và miền núi phía Bắc trồng đạt 94.348 ha (giảm 19,4%). Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và tăng so với cùng kỳ năm trước là Yên Bái đạt 13.837,5 ha (tăng 14,4%), Hòa Bình đạt 13.756 ha (tăng 29,2%), Phú Thọ đạt 9.157 ha (tăng 20%). Bên cạnh công tác trồng rừng tập trung, các địa phương tiếp tục chăm sóc cây giống, trồng cây phân tán, chăm sóc diện tích rừng trồng.
Còn tại miền Nam, các tỉnh miền Nam đang trong giai đoạn trồng rừng chính vụ. Đến ngày 20/10 các địa phương trồng đạt 25.117 ha, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số tỉnh có diện tích trồng rừng khá và tăng so với cùng kỳ năm trước là: Bình Thuận trồng đạt 4.090 ha (tăng 26,4%), Quảng Nam trồng đạt 3.450 ha (tăng 2,4%), Cà Mau đạt 2.974 ha (tăng 43,6%). Bên cạnh công việc trồng rừng, các địa phương tiếp tục gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2016. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục thực hiện giao khoanh nuôi tái sinh và chăm sóc rừng đã trồng.