|
Nông thôn Đồng Nai ngày một đổi mới, khang trang. (Ảnh: Báo Đồng Nai) |
Theo đó để phấn đấu hoàn thành mục tiêu của cả giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP nông - lâm - thủy sản từ 3-5%. Trong đó, tập trung thực hiện các mục tiêu đột phá, quan trọng của ngành như: nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thu hút đầu tư chế biến sâu…
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tập trung xây dựng những vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 127 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đối với nông sản chủ lực của tỉnh với tổng diện tích gần 40,7 ngàn hécta, trong đó 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) với quy mô gần 1,6 ngàn hécta về sản phẩm lúa, xoài, bưởi, sầu riêng... Các vùng sản xuất đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao; áp dụng hệ thống tưới tự động, bán tự động; sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch...
Toàn tỉnh hiện có 419 mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC; đã hình thành 8 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Tỷ lệ lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại ứng dụng CNC được đào tạo, tập huấn đạt gần 92,7%. Đồng Nai có hơn 885,5 hécta đất sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đạt gần 0,5% trên tổng diện tích sản xuất nông nghiệp. Tỉnh này cũng hình thành 15 vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ với quy mô 1.555 hécta; có 9 mô hình đạt chứng nhận hữu cơ với tổng diện tích gần 29 hécta; 107 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, các doanh nghiệp của tỉnh đã tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt, thâm nhập sâu hơn, kết nối tốt hơn các vùng trồng, hỗ trợ việc giám sát trong quá trình sản xuất. Quan trọng, doanh nghiệp đã hợp tác, gắn kết với hợp tác xã, nông dân trong xây dựng mã số vùng trồng, giúp minh bạch sản phẩm, tăng niềm tin của thị trường quốc tế với nông sản Việt.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các nước nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Đồng Nai đã cấp 18 mã vùng trồng và 7 mã số cơ sở đóng gói chuối, sầu riêng xuất khẩu. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 189 mã số vùng trồng với quy mô gần 28 ngàn hécta và 93 cơ sở đóng gói được cấp mã số để phục vụ xuất khẩu đi các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand…
Đồng Nai đã xây dựng 3 vùng chăn nuôi tại các huyện: Tân Phú, Long Thành, Xuân Lộc đáp ứng điều kiện xuất khẩu. Đặc biệt, chuỗi sản phẩm gà chế biến của Công ty TNHH Koyu & Unitek (thành phố Biên Hòa) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt khoảng 300 tấn/tháng.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đợt 1-2024 đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần thay đổi lớn diện mạo vùng nông thôn. Đặc biệt, thu nhập bình quân của người dân nông thôn các xã NTM kiểu mẫu đạt cao.
Được biết, từ phong trào xây dựng NTM, nông thôn Đồng Nai đã có sự thay đổi toàn diện trên tất cả các mặt, từ hạ tầng giao thông đến hệ thống trường học, y tế đạt chuẩn quốc gia, môi trường sinh thái có bước cải thiện; sản xuất phát triển rõ nét theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái…Năm 2019, tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu để đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn cả về lý luận và thực tiễn.
Nhờ xây dựng NTM, người dân không chỉ có đời sống kinh tế cao hơn mà sự hưởng thụ cuộc sống cũng được nâng lên, đặc biệt là ở những khu dân cư kiểu mẫu. Đường sá được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp; điện, nước được đầu tư về tận nơi sản xuất để nông dân có điều kiện chuyển đổi cây trồng nên thu nhập không ngừng tăng lên. Đặc biệt, tại các khu dân cư kiểu mẫu, môi trường cảnh quan rất sạch đẹp, giáo dục, y tế, an ninh trật tự được đảm bảo. Không ngừng nâng cao đời sống của người dân nông thôn cũng là mục tiêu lớn nhất của tỉnh Đồng Nai trong xây dựng NTM. ThTừ đó, các địa phương của tỉnh này đã không ngừng phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.../..