Tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam duy trì ổn định

Thứ tư, 16/12/2020 17:53
(ĐCSVN) - Từ năm 2006, tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam giữ vững ở mức trên 80%. Ngoại trừ trong vài năm gần đây, tỉ trọng này giảm xuống còn 75% do thu từ phí, lệ phí và các nguồn thu không phải từ thuế tăng một cách tương đối trong cơ cấu thu ngân sách.

Đó là thông tin được PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trưởng nhóm Nghiên cứu, cho biết tại Hội thảo Công bố Kết quả Nghiên cứu “Phân tích cấu trúc, xu hướng và gánh nặng thuế tại Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế công bằng do VEPR tổ chức hôm nay (16/10) tại Hà Nội.

leftcenterrightdel
Hình ảnh tại Hội thảo (Ảnh: M.P) 

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, tốc độ tăng thu thuế là tương đương với tốc độ tăng của GDP. Kể từ năm 2011 tỉ lệ thuế trên GDP của Việt Nam ổn định ở mức xung quanh 18%.

Theo nghiên cứu, tỉ trọng thuế trực thu đã giảm liên tục trong giai đoạn 2012 – 2017, từ 44,6% năm 2012 xuống chỉ còn 33,8% năm 2017. Điều này phần nào giảm đi tính lũy tiến của hệ thống thuế Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 – 2019 số liệu ước tính của Bộ Tài chính cho thấy tỉ trọng thuế trực thu có xu hướng tăng trở lại, ước đạt 38,9% năm 2019.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất mặc dù đang có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân chính đó là việc áp dụng ngày càng nhiều các ưu đãi thuế cho khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng thu ngân sách.

“Tỉ trọng của thuế gián thu trong tổng thu thuế ngày càng tăng và đã vượt quá con số 60% vào năm 2016 và chiếm 11% GDP. Thuế GTGT là nguồn thu, chiếm từ 50% đến 60% tổng số thu của thuế gián thu trong giai đoạn 2006 - 2019”, báo cáo nghiên cứu nêu rõ.

So sánh về tỉ trọng giữ thu thuế và GDP của Việt Nam với các nước ASEAN, theo PGS.TS Phạm Thế Anh: “Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhất trong nhóm các nước tương tự trong ASEAN, nhưng tỉ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam là cao nhất. Điều này cho thấy gánh nặng thuế tại Việt Nam đang quá lớn và cần có sự thay đổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng”.

Bên cạnh đó ông Phạm Thế Anh cũng nói, hiện tại tỉ trọng thu thuế thu nhập ở Việt Nam vẫn còn thấp. Xu hướng cho thấy thuế trực thu vẫn đang tiếp tục giảm về tỉ trọng so với số gián thu. Cải cách thuế cần xây dựng hướng đến việc thu thuế thu nhập một cách hiệu quả hơn thay vì mở rộng cơ sở đối với các loại thuế gián thu.

Tại hội thảo, vấn đề được nhiều chuyên gia đưa ra thảo luận liên quan đến thuế tài sản. Ông Bùi Ngọc Sơn (Viện Nghiên cứu thế giới) đặt câu hỏi: Tại sao ở Việt Nam thuế tài sản lại khó thực hiện trong khi loại thuế này mang lại nguồn thu cho ngân sách khá lớn.

TS Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam chưa có chưa có thuế tài sản nhưng đã đánh một số loại thuế liên quan tới tài sản như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Trong vòng 10 năm qua, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo thuế tài sản và thảo luận vấn đề này nhưng vẫn chưa ban hành được.

Thống kê cũng cho biết, ở Việt Nam có một số loại thuế sau đây ở Việt Nam có chức năng giống với thuế tài sản: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có 3 mức thuế suất 0,03% với đất nằm trong hạn mức, 0,07% với diện tích đất vượt hạn mức không quá ba lần và 0,15%); Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Lệ phí trước bạ đối với nhà, đất, súng, tàu, thuyền, máy bay, mô tô và ô tô các loại (mức thu phổ thông là 2%, đặc biệt đối với nhà và đất là 0,5%, với tàu thuyền là 1%; Ô tô dưới 10 chỗ ngồi có thể bị đóng phí trước bạ ở mức 10% đến 20%). Song số thu từ các loại thuế này chỉ đóng góp vào ngân sách một phần khiêm tốn.

Về thuế tài sản, TS Nguyễn Ngọc Tuyến nói thêm rằng đây là loại thuế cổ xưa nhất của các loại thuế.

Bộ Tài chính từ 2011-2020 đã có dự thảo và thảo luận nhưng chưa ban hành được vì thuế tài sản là thuế cổ xưa nhất của các loại thuế. Loại thuế lớn nhất là đánh vào đất đai nhưng ở Việt Nam không dễ thu vì thiếu sự đồng bộ giữa các bộ luật.

Chẳng hạn Luật Đất đai quy định giá đất do nhà nước ban hành để làm căn cứ xác định giá tính thuế trong hoạt động chuyển nhượng, chuyển đổi. Tuy nhiên, giá nhà đất lại do thị trường quyết định là chính.  

TS Nguyễn Ngọc Tuyến lấy dẫn chứng, giá thị trường 1m2 đất ở Hà Nội có nơi là 2 tỷ đồng, có nơi 1 tỷ đồng nhưng khung giá UBND TP Hà Nội lúc cao nhất khoảng 200 triệu đồng. Chênh nhau gần chục lần vậy ban hành luật thuế tài sản thì căn cứ vào lá nào, 200 triệu đồng hay 2 tỷ đồng?”, Vậy thì căn cứ vào đâu để tính thuế.

Chưa kể, còn một vấn đề nữa là trường hợp được hưởng một căn biệt thự từ hồi từ ông bà để lại có giá trị lên tới mấy trăm tỷ trong khi thu nhập chỉ có 10 triệu đồng/tháng. Vậy đánh thuế trên cái nhà 100 tỷ ấy như thế nào?  Thu nhập không đủ để đánh thuế.

Chính vì vậy, TS Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, khẳng định: Việc ban hành luật là không hề đơn giản./.

Minh Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực