leftcenterrightdel

Bài 2: Quyết tâm thực hiện cải cách thể chế kinh tế

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, với nội lực hiện tại, cải cách thể chế là con đường giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng. Việt Nam cần phải quyết liệt hơn trong hành động, với tư duy mới, tầm nhìn mới tốt hơn để tranh thủ được các cơ hội mới, với mục tiêu phát triển bền vững, “không ai bị bỏ lại phía sau”. 

leftcenterrightdel

Coi trọng khởi nghiệp và sáng tạo

Là người trực tiếp xây dựng ý tưởng sáng tạo và đầu tư sản xuất sản phẩm mặt nạ kháng khuẩn vừa được giới thiệu tại Hà Nội, chính bản thân ông Mai Văn An, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư An Land cũng không thể ngờ, mọi thủ tục pháp lý liên quan đến việc cấp phép, bản quyền sở hữu trí tuệ… lại được các cơ quan chức năng thực hiện nhanh đến vậy.  

leftcenterrightdel
Ông Mai Văn An (bên phải) trong buổi giới thiệu sản phẩm sáng tạo "Mặt nạ kháng khuẩn"
 
Ông Mai Văn An chia sẻ, đây không phải lần đầu tiên chúng tôi cho ra những sản phẩm mang tính sáng tạo cao như thế này. Song so với những lần trước đây, việc thực hiện hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho sản phẩm chuyên biệt kiểu này đã dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Đây là minh chứng rõ nét cho quyết tâm và cố gắng của Chính phủ trong việc xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thể chế theo hướng ngày một lành mạnh, thuận tiện hơn. 

Tương tự, theo ông Trần Duy Nhất, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất Phụ tùng ô-tô và thiết bị công nghiệp JAT (Bắc Ninh) – đơn vị đã đạt được nhiều kết quả sau hơn 10 năm tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và tham gia được vào chuỗi sản xuất của một số tập đoàn đa quốc gia như: Yamaha, Panasonic..., điều mà các doanh nghiệp cần từ phía Nhà nước không chỉ là những hỗ trợ về vốn, thị trường, mà doanh nghiệp cần cả hỗ trợ thiết thực từ tư duy đổi mới thể chế. 

Thực tế, mục tiêu được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam là phấn đấu đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD. Tuy nhiên, năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của nước ta mới đạt 2.587 USD, tăng 198 USD so năm 2017. Nhưng tốc độ tăng này vẫn đang quá chậm bởi các nước xung quanh chúng ta đều đã đạt 6.000 -7.000 USD, thậm chí hơn 10.000 USD. 

Để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để hiện thực hóa những quyết sách của Đảng, Việt Nam cần phải quyết liệt hơn trong hành đồng, với tư duy mới, tầm nhìn mới tốt hơn để tranh thủ được các cơ hội mới, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn. Trong đó, con người phải là trọng tâm của quá trình phát triển. Mục tiêu của phát triển là "không ai bị bỏ lại phía sau". Tất cả phải cùng nhau chia sẻ khát vọng, ước mơ về một Việt Nam thịnh vượng, hạnh phúc cho toàn dân.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thịnh vượng phải hiểu ở cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Điều này có nghĩa rằng, thịnh vượng không chỉ là thu nhập được đo đếm bằng con số thu nhập, mà còn phải gắn với hàng loại các yếu tố để tạo nên sự thịnh vượng cho quốc gia như sức sống, sức sáng tạo… Muốn vậy thì phải có một xã hội cạnh tranh, công khai, minh bạch để tạo tiền đề, động lực cho một xã hội thịnh vượng. Quốc gia thịnh vượng phải là quốc gia có nền kinh tế với cơ cấu kinh tế về chất lượng, hướng tới công nghệ cao, dựa trên nội lực từ chính doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, dù Việt Nam ngày càng phát triển, tiến xa hơn nhiều so với quá khứ nhưng quy mô nền kinh tế vẫn còn khiêm tốn, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả cạnh tranh kinh tế chưa cao, năng suất lao động có khoảng cách quá xa so các nước khu vực. Để đi trên con đường thịnh vượng, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, động lực phải đến từ cải cách thể chế. Bởi thể chế có vai trò quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Chúng ta phải coi đổi mới, sáng tạo vừa là động lực và là mục tiêu. Bởi cũng chỉ đổi mới, sáng tạo mới có thể giúp Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh và bền vững.

TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định, cải cách thể chế còn phải gắn với khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, bây giờ phải là lúc tư duy lại về lực lượng doanh nghiệp và cả hệ thống cơ chế, chính sách để ủng hộ doanh nghiệp tư nhân trong nước. Phải tìm ra những doanh nghiệp lớn đóng vai trò trụ cột. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nỗ lực dần chính thức hóa được khu vực hộ gia đình kinh doanh, đưa họ làm ăn bài bản, chuyên nghiệp hơn như doanh nghiệp. Một hướng nữa là phải làm sao để số doanh nghiệp có vốn nhiều, lao động nhiều, quy mô lớn phải thật sự lớn, có năng lực đổi mới sáng tạo, trở thành doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt. Để có được đội ngũ doanh nghiệp này, phải khuyến khích đầu tư cho công nghệ, phải thật sự coi trọng khởi nghiệp và sáng tạo. 

Cải cách thế chế là điều kiện tiên quyết

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật diễn ra tháng 8-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật trên tinh thần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, mục tiêu quan trọng là huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước. Chính phủ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng thể chế pháp luật, lãnh đạo các bộ, ngành phải tập trung cho công tác này, coi đây là nền tảng quan trọng cho chỉ đạo điểu hành.

leftcenterrightdel

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cải cách thể chế kinh tế là việc thiết lập, bổ sung và thay đổi hệ thống các quy tắc, luật lệ, trước hết là các quy tắc, luật lệ chính thức để thực hiện các cải cách kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại. Cải cách thể chế kinh tế là điều kiện tiên quyết. Nhưng đổi mới thể chế không phải là con đường dễ đi. Bên cạnh đó, đột phá về thể chế là những thay đổi đủ lớn, đủ nhanh, đủ mạnh về thể chế, tháo bỏ được các nút thắt thể chế, tạo ra bước tiến nhảy vọt của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đầy đủ hiện đại. Trong thời gian qua, dù chúng ta đã có một số cải cách thể chế, nhưng chưa có thay đổi hay cải cách mang tính đột phá về thể chế. Do đó, sắp tới đây, đột phá thể chế chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục là đột phá chiến lược hàng đầu.          

 
leftcenterrightdel

Ngành Hải quan được đánh giá  là một trong những ngành đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp 

Một trong những đề xuất quan trọng mà ông Nguyễn Đình Cung đưa ra là phải phá bỏ mọi rào cản, trở ngại đang kìm hãm sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Thay đổi tư duy trong bộ máy hành chính là nội dung quan trọng của cải cách thể chế. Đặc biệt, về cách thức làm luật, Việt Nam thường phải có luật rồi mới cho làm, hạn chế sức sáng tạo. Trong khi, ở các nước phát triển, người ta đánh giá cao và khuyến khích khởi nghiệp, các ý tưởng sáng tạo. Chỉ có bằng cách này, Việt Nam mới nhanh bắt kịp thế giới. Chúng ta biết hiện tính thích nghi và phản ứng nhanh của hệ thống chính sách là rất chậm. 

Theo ông Nguyễn Đình Cung, các Nghị quyết của Đảng từ lâu đã nêu rõ, phải xây dựng thị trường các nhân tố sản xuất, đặc biệt là thị trường đất đai. Vì thế, nếu chỉ loay hoay bỏ mấy điều kiện kinh doanh, cải cách hành chính thì không thể mở rộng được quy mô thị trường, không thể thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực để tạo ra động lực tăng trưởng, thúc đẩy nền kinh tế bứt phá. Vì vậy, đây là những trở ngại phải được tháo gỡ để nền kinh tế tiếp tục tăng tốc trong tương lai. 

Nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế

Trước đó, vào đầu năm 2019, khi trò chuyện với doanh nghiệp Pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã khẳng định: “Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, phù hợp thông lệ quốc tế, tiến trình hội nhập mà Việt Nam cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do, qua đó bảo đảm tính minh bạch, công khai, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước”. 

Việc cả người đứng đầu cơ quan hành pháp và người đứng đầu cơ quan lập pháp đều khẳng định như vậy cho thấy Việt Nam đang rất coi trọng và đẩy mạnh thực hiện mục tiêu hoàn thiện thể chế pháp luật để xây dựng một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao. Thực tế, sau gần 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã hình thành một hệ thống pháp luật kinh tế tương đối đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh do thực tiễn hoạt động của nền kinh tế đặt ra như: Ghi nhận đầy đủ các loại chủ thể tham gia quan hệ thị trường, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm…

Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Đức Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, hiện nay chất lượng hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền. Kết quả cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp chưa đồng bộ và theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của các doanh nghiệp, nhất là pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, hội nhập quốc tế còn thấp…

Về việc hoàn thiện pháp luật, thể chế kinh tế, theo PGS. TS Nguyễn Đức Minh, quán triệt nguyên tắc luật càng cụ thể càng tốt để trên cơ sở đó, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc ban hành các văn bản dưới luật nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, không đồng bộ, tính khó tiếp cận của hệ thống pháp luật kinh tế nước ta. Đặc biệt là phải xây dựng pháp luật kinh tế theo hướng tất cả những gì cản trở quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu, cản trở cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh đều cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt. Khi động lực được tạo ra từ những cuộc cải cách vừa qua không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển thì cần tạo ra những động lực mới, trong đó có đổi mới thể chế. 

leftcenterrightdel

Sự nỗ lực cải cách của ngành Thuế đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị quốc gia 

Hiện thực hóa chủ trương Đổi mới và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế, bên cạnh việc định hình và hoàn thiện khung pháp lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, dưới sự thống nhất của Chính phủ, các bộ, ngành đã thể hiện rõ quyết tâm của mình trong từng lĩnh vực cụ thể. Đơn cử, Tổng cục Thuế đã thực hiện đơn giản hoá 140 thủ tục hành chính để đáp ứng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Đến thời điểm hiện nay - tháng 9/2020, đơn vị này đã hoàn thành nâng cấp 182 thủ tục hành chính lên mức 3 và 4, đi đôi với điện tử hóa 150 thủ tục hành chính thuế kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Các thủ tục hành chính còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện, kiểm thử và sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2020. 

                             

Hiện thực hóa chủ trương Đổi mới và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế, bên cạnh việc định hình và hoàn thiện khung pháp lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, dưới sự thống nhất của Chính phủ, các bộ, ngành đã thể hiện rõ quyết tâm của mình trong từng lĩnh vực cụ thể. Đơn cử, Tổng cục Thuế đã thực hiện đơn giản hoá 140 thủ tục hành chính để đáp ứng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Đến thời điểm hiện nay - tháng 9/2020, đơn vị này đã hoàn thành nâng cấp 182 thủ tục hành chính lên mức 3 và 4, đi đôi với tích hợp 150 thủ tục hành chính thuế lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Các thủ tục hành chính còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện, kiểm thử và sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2020. 

Đó là minh chứng rõ nét cho công tác cải cách thể chế pháp lý đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị quốc gia, tạo nền tảng pháp lý để đáp ứng cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và ứng phó những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Và đó cũng là con đường hướng tới khát vọng xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Các Nghị quyết đã có của Đảng là cơ sở, tiền đề cho các Bộ, ngành nghiên cứu, đưa ra các chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề nội tại trong việc đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam. Việc đưa Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống sẽ giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn.

Những gì diễn ra trong 5 năm qua là những minh chứng rõ nét về kết quả của công cuộc đổi mới tại Việt Nam do Đảng khởi xướng và định hướng.

 (Còn nữa)

Bài 3: Hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân
Nhóm PV Kinh tế
08/09/2020 17:03