left center right del

Bài 3: Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện văn hóa, con người Lai Châu

(ĐCSVN) - Việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, đơn vị không phải là công việc của một thời điểm, một giai đoạn, mà nó gắn liền với đời sống vốn phong phú và đa dạng, phát triển không ngừng. Lai Châu coi đây là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh. 

Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu sau 20 năm chia tách, thành lập tỉnh và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW là rất đáng ghi nhận. Nền kinh tế - xã hội từng bước chuyển mình, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004-2023 ước đạt 9,69%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt trên 47 triệu đồng, tăng gấp trên 21 lần so với năm 2004; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2023 đạt trên 2.200 tỷ đồng, tăng gấp trên 70 lần so với năm 2004. 

left center right del
  Nền kinh tế - xã hội từng bước chuyển mình, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 - 2023 ước đạt 9,69%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt trên 47 triệu đồng, tăng trên 21 lần so với năm 2004. (Nguồn ảnh: Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu).

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được triển khai sâu rộng, môi trường văn hóa từng bước được cải thiện trên nền tảng đời sống xã hội được mở rộng,  người dân có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và hưởng thụ các giá trị của văn hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Phát triển kinh tế - xã hội được đẩy mạnh gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Ngày càng xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt; nhiều điển hình tiên tiến được tuyên dương, khen thưởng... Việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 33 thực sự đã mang lại làn gió mới trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

left center right del
Ngày càng xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt. Nhiều điển hình tiên tiến được tuyên dương, khen thưởng... 

Bên cạnh những thành tựu về phát triển văn hóa và con người mà Lai Châu đã đạt được, không phải là không có những khó khăn, thách thức: Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và không đồng đều; kinh tế còn nhiều khó khăn dẫn đến đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nghèo nàn, lạc hậu; khoảng cách chênh lệch về điều kiện hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc còn khá xa; đầu tư cho văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu cũng như mong mỏi của các địa phương; việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa còn hạn chế.

leftcenterrightdel
left center right del
Còn đó những khó khăn, thách thức như: Trình độ dân trí không đồng đều; khoảng cách chênh lệch về điều kiện hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc còn khá xa; đầu tư cho văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu;...

Bên cạnh đó, một số bản sắc văn hóa tốt đẹp có chiều hướng bị mai một; một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa vẫn duy trì các hủ tục, thói quen cũ lạc hậu; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết chưa được đẩy lùi; chưa có nhiều khu vui chơi, giải trí công cộng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là trẻ em… gây khó khăn cho công cuộc xây dựng nếp sống mới văn minh, thúc đẩy phát triển văn hóa, con người Lai Châu. 

Tỉnh Lai Châu xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh; phát triển văn hóa, con người phải là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục; các cấp ủy, chính quyền địa phương phải làm sao để văn hóa tiếp tục thấm sâu vào tất cả các mặt của đời sống xã hội, đến từng người, từng gia đình, mọi lĩnh vực, các ngành, các cấp; văn hóa sẽ phát triển đồng bộ với nhịp độ tăng trưởng của các thành tố khác, cùng tạo dựng sự phát triển bền vững.

“Trong văn hóa, vấn đề quan trọng được đặt ra là xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn và phát triển. Làm sao để đảm bảo duy trì, bảo vệ được các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời xác lập, phát triển những giá trị mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới” - Những vấn đề mà đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải đặt ra cũng là bài toán mà các ban ngành chức năng, các địa phương Lai Châu phải giải quyết, đòi hỏi sự đồng lòng, nhất trí, quyết tâm từ các cấp ủy, chính quyền, mỗi cán bộ công chức viên chức và người dân.

leftcenterrightdel
left center right del
Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm duy trì, bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời xác lập, phát triển những giá trị mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển của xã hội. Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu


Để giải quyết bài toán đó, cấp ủy, chính quyền từ cấp tỉnh đến cơ sở tỉnh Lai Châu đã đề ra nhiều giải pháp phù hợp, thiết thực ở địa phương mình, trong đó có xây dựng, hoàn thiện về cơ chế, chính sách, môi trường và đời sống văn hóa; huy động nguồn kinh phí để bố trí thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Nâng cao chất lượng công tác dân vận, tuyên truyền, phát huy vai trò của công tác quản lý báo chí và các loại hình thông tin, mạng xã hội; giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa… góp phần định hướng tư tưởng cho nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, xây dựng văn hoá, con người Lai Châu.

 

Tuy nhiên, trong điều kiện bối cảnh thế giới và trong nước có những biến đổi nhanh chóng, việc có những văn bản nối dài việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW là vô cùng cần thiết, đặc biệt với các tỉnh miền núi, biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số với nền văn hóa phong phú, đa dạng thì càng cần có các cơ chế, chính sách đặc thù. Đồng chí Vũ Mạnh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu đề xuất: “Nhà nước, các ban ngành chức năng quan tâm, ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng như có chế độ đãi ngộ tài năng trong lĩnh vực văn hóa; hỗ trợ các tỉnh khó khăn xây dựng thiết chế văn hóa cấp tỉnh như: bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá đa năng, điểm vui chơi trẻ em...”.  Đặc biệt, Lai Châu là tỉnh có nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cộng đồng, Nhà nước cần có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đưa giá trị văn hóa vào phát triển sản phẩm du lịch miền núi, đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch, dịch vụ – đó cũng là mong mỏi của các cấp lãnh đạo tỉnh Lai Châu để khai thác, phát huy các thế mạnh về văn hóa, con người, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

left center right del
Lai Châu mong muốn khai thác, phát huy các thế mạnh về văn hóa, con người nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu.

Rõ ràng, ở một địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có các sắc thái văn hóa vùng, miền phong phú và độc đáo, riêng có, thì cần có những chính sách đặc thù để khơi thông nguồn lực văn hóa; khai thác, tận dụng thế mạnh của văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững. Đây là nguồn đầu tư, hỗ trợ vô cùng cần thiết để Lai Châu có cơ sở, nền tảng, nguồn lực cho việc phát triển, kéo gần khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh đồng bằng trong cả nước. 

Hy vọng, những kiến nghị trên của tỉnh được quan tâm để cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, sự đồng lòng nhất trí của các cấp, các ngành, sự quyết tâm từ mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, Lai Châu sẽ tận dụng những cơ hội phát triển văn hóa, con người; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đạt được mục tiêu đã đề ra là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội, hướng đến mục tiêu “Xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước” như trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra./.

left center right del

Bài 1: Giữ gìn bản sắc văn hóa, con người Lai Châu

Bài 2: Lai Châu chú trọng xây dựng nền văn hóa mới, con người mới

Nhóm PV
(Bài sử dụng ảnh của các đồng nghiệp tại Lai Châu)
21/06/2024 10:16