left center right del
left center right del

left center right del

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, trong đó bảo tồn, phát huy di sản văn hoá (DSVH) là cốt lõi, ngành Di sản cũng như nhân dân cả nước đã chung tay cùng nhau thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Nhờ vậy di sản - tài sản quý giá của cha ông để lại cơ bản được bảo tồn và phát huy, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước, gây dựng thương hiệu và khẳng định vị thế quốc gia. Tuy nhiên công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vẫn còn có những những hạn chế nhất định.

Theo Cục Di sản văn hoá, ngoài nguyên nhân do những rào cản về pháp lý chưa hoàn thiện, còn do kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hiệu quả đầu tư chưa cao. Nhiều di tích trong tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được kịp thời quan tâm, đầu tư, hỗ trợ tu bổ, chống xuống cấp; một số di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục được kiểm kê thuộc các loại hình tri thức dân gian, các hình thức biểu đạt truyền khẩu có nguy cơ mai một nếu không được kịp thời lập hồ sơ khoa học ghi danh, có biện pháp bảo vệ khẩn cấp... Việc thu hút các nguồn lực xã hội hóa cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa thực sự có hiệu quả.

left center right del

Nhiều bảo tàng cấp tỉnh vẫn phải dùng chung trụ sở với đơn vị khác, rất khó khăn khi triển khai hoạt động. Nhiều trụ sở bảo tàng cấp tỉnh hiện nay chỉ là các công trình kiến trúc vốn xây dựng cho những mục đích sử dụng khác (kho tàng, công sở,...), nay được cải tạo để làm bảo tàng, nên không đáp ứng yêu cầu về không gian chức năng và kỹ thuật. Đối với một số công trình nhà bảo tàng được xây dựng mới, khi triển khai các dự án xây dựng thì nguồn kinh phí đầu tư cho trưng bày bảo tàng chưa được chú trọng, còn khá phổ biến tình trạng chỉ chú trọng đầu tư cho phần xây “vỏ” ngôi nhà, chưa quan tâm đầu tư cho phương án trưng bày và việc chuẩn bị nội dung trưng bày, trong khi nội dung trưng bày cần phải được quan tâm chuẩn bị trước.

Việc tuyên truyền, quảng bá và xây dựng các sản phẩm du lịch gắn trực tiếp với từng khu di sản, thể hiện và phát huy được nét đặc thù của địa phương ở một số khu di sản chưa đạt hiệu quả cao. Công tác truyền thông, xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt động dịch vụ tại một số khu di sản còn hạn chế, ảnh hưởng đến thương hiệu và sức thu hút khách tham quan. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia chưa bắt kịp được yêu cầu.

Bên cạnh đó việc nhận thức xã hội về di sản văn hóa cũng chưa thật sự đồng đều, sâu sắc và toàn diện, nhất là trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, cũng như chưa nhận thức rõ vai trò của cộng đồng chủ thể đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của họ; việc tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, một số còn chưa nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các điều ước quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam tham gia.

left center right del
 Những di sản đã được UNESCO công nhận có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và phát triển kinh tế....

Một số ít địa phương, đơn vị chưa chấp hành tốt pháp luật về di sản văn hóa, còn để xảy ra vi phạm trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích và vi phạm đến tính thiêng, tính toàn vẹn của di sản; một số địa phương chưa quan tâm đầu tư kinh phí đúng mức cho hoạt động tu bổ di tích dẫn đến tình trạng một số di tích bị xuống cấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân; một số nơi cả chính quyền, cộng đồng không phân biệt được giữa thực hành và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể, dẫn tới thực hành sai, phổ biến sai di sản….

Như vậy muốn làm tốt, tạo được “cú huých” trong công tác bảo tồn phát triển DSVH tất nhiên chúng ta phải tập trung khắc phục được hết những hạn chế, yếu kém này.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại, phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới”.

Như vậy, rõ ràng việc bảo tồn, bảo vệ và phát huy tài sản, vốn quý của cha ông để lại không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Di sản hay Bộ VHTTDL mà nó là trách nhiệm của toàn dân. Hiện nay, theo thống kê cả nước có hàng chục ngàn di sản các loại phân bố rải rác trên khắp cả nước, ngoài các di sản do Nhà nước quản lý, các di sản còn nằm rải rác trong dân do các cá nhân nắm giữ. Đặc biệt, các di sản nghệ thuật muốn nó “sống” được, ngoài vai trò là “bà đỡ” của các cơ quan quản lý nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào các nghệ sĩ, nghệ nhân - những người giữ lửa và thổi hồn vào các tác phẩm và cả khán giả là nhân dân… Theo thông tin từ Cục Di sản văn hoá, hiện nay rất nhiều các bảo vật quốc gia thất lạc ở các nước trên thế giới phần lớn đều do các nhà sưu tầm tư nhân có công hồi hương về nước…

left center right del
... vì vậy chúng ta phải đặc biệt quan tâm giữ gin, phát huy. 

Tuy nhiên để tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần vào việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, theo PGS.TS Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, chúng ta phải tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó, tập trung vào một số giải pháp như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tập trung hoàn thiện Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) theo hướng phân cấp, phân quyền đảm bảo phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định rõ hơn nội dung các hoạt động nhằm thu hút, thúc đẩy xã hội hóa… nhằm giải quyết triệt để những “điểm nghẽn” tạo động lực cho sự phát triển, để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Lê Thị Thu Hiền, chúng ta còn phải tích cực tham gia hiệu quả, tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm là thành viên của các tổ chức, Ủy ban của các Công ước quốc tế về lĩnh vực di sản văn hóa (thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027, thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022 - 2026). Tiếp tục tăng cường, củng cố và làm sâu sắc thêm các quan hệ, hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực di sản văn hóa với các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm chủ động đóng góp, chia sẻ, cũng như tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Tiếp tục nhận diện, lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO xếp hạng, ghi danh để thế giới biết rõ hơn về kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, ý nghĩa sâu sắc và lịch sử lâu đời của đất nước, con người Việt Nam.

left center right del

Truyền thông, quảng bá sâu và rộng hơn nữa về các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam ở trong nước với bạn bè thế giới, gắn bảo vệ và phát huy giá trị di sản với phát triển du lịch, để di sản trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn với bạn bè thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ di sản….

left center right del
 

Chủ trương bảo tồn, phát triển DSVH là chủ trương xuyên suốt, đã có từ rất lâu, đặc biệt được thông qua các kỳ Đại hội. Nhưng dưới góc nhìn của mỗi chuyên gia và mỗi một di sản cụ thể đều có những giải pháp riêng. Nhưng đâu là những giải pháp căn cốt, then chốt, thực sự đem lại hiệu quả cao… chúng ta cần tập trung thực hiện cấp bách?

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị.

Chia sẻ về vấn đề này PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng DSVH quốc gia đã từng cho biết: Để các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thấm sâu vào mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động bảo tồn DSVH, điều kiện tiên quyết đặt ra là phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, phải tăng cường đầu tư nguồn lực, trong đó có nguồn đầu tư công (ngân sách Nhà nước) cho phát triển văn hóa và bảo tồn DSVH.

left center right del
Những di sản được ví như kho báu của dân tộc có vai trò đặc biệt trong phát triển du lịch. 

Cần nhận thức rõ, việc bảo tồn DSVH là nhiệm vụ then chốt của chiến lược phát triển văn hóa, trước hết vì hàm chứa các giá trị văn hóa cốt lõi của quốc gia dân tộc. Vì thế, việc hoàn thiện thể chế và xây dựng chính sách đầu tư cho hoạt động bảo tồn DSVH là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho ngành di sản. Đối tượng cần được ưu tiên bảo tồn chính là các giá trị văn hóa/yếu tố cốt lõi - yếu tố bất biến trong DSVH.

Thực tiễn đã chứng minh, nhờ có sự nỗ lực chung của toàn xã hội theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành tài nguyên nhân văn có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam có những bước tiến mới. Công tác bảo tồn DSVH trên cả nước đã đóng góp vào thành tích chung của ngành du lịch Việt Nam.

Trong giai đoạn phát triển mới, muốn đạt được các mục tiêu lớn đặt ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, cần thiết phải có các chính sách đồng bộ để nâng cao quyền thống nhất Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn DSVH theo hướng thực hiện phân cấp, phân quyền giữa cơ quan trung ương và cơ quan quản lý các cấp chính quyền tại địa phương, tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành thuộc Chính phủ và UBND các cấp; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý DSVH, đặc biệt là các chủ sở hữu (cộng đồng, cá nhân, dòng họ) về DSVH.

Một trong những giải pháp quan trọng mà PGS.TS Đặng Văn Bài đặc biệt quan tâm hiện nay chính là vấn đề đầu tư. PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng muốn tạo cú  huých lớn trong các hoạt động bảo tồn DSVH, chúng ta cần phải tăng cường nguồn đầu tư ngân sách hơn nữa cho các hoạt động ý nghĩa này.

left center right del
Để bảo tồn phát huy di sản văn hóa của dân tộc cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội. 

Thực tế hiện nay nguồn ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho các hoạt động bảo tồn phát huy di sản văn hóa còn quá hạn hẹp. Hầu hết các di sản ở địa phương được trùng tu, tôn tạo, khang trang đều có bàn tay đóng góp của thương nhân và người dân. Theo PGS.TS. Đặng Văn Bài, chúng ta phải quan niệm mỗi một di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương là một thiết chế văn hóa cơ sở, không gian văn hóa công cộng và sáng tạo vì thế cần phải được quan tâm đầu tư xứng đáng.

Để thu hút tối đa các nguồn lực xã hội (cá nhân, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp) tự nguyện phát huy sáng kiến, ý tưởng và đóng góp công sức, kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, theo PGS.TS Đặng Văn Bài, chúng ta cũng cần phải có những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện đặc biệt cho họ như chính sách về thuế, chính sách về đất đai… Đặc biệt, cần phải mạnh dạn thể nghiệm hình thức "hợp tác công - tư" trong bảo tồn di tích, trong đó có sự tham gia của cơ quan quản lý, các nhà khoa học, cộng đồng cư dân địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có liên quan tới DSVH.

Bảo tồn DSVH là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, nhưng pháp luật và chính sách bao giờ cũng là "bà đỡ', kiến tạo cơ hội và định hướng cho các hoạt động đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất./.

Bài 1: Tài sản quý giá của dân tộc

Bài 2: Chưa có hồi kết cho một số di sản kêu cứu

Bài 3: Biến di sản thành tài sản

Bài 4: Hoàn thiện khung pháp lý, tạo "hành lang thông thoáng" bảo tồn phát huy di sản văn hóa

Nhóm PV
11/06/2024 09:06