leftcenterrightdel

Hàng ngàn sản phẩm thủ công mẫu mã độc đáo, đa dạng, đang giới thiệu tại Thủ đô, góp phần “chắp cánh” cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ vươn xa, đồng thời giúp giữ gìn bản sắc các làng nghề truyền thống của Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu và phát triển kinh tế các địa phương của Hà Nội.

Chuỗi hoạt động ngành thủ công mỹ nghệ diễn ra từ ngày 9 đến 19/12/2021 gồm Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng Thủ công mỹ nghệ Hà Nội lần thứ 10, năm 2021 (ngày 9 -17/12/2021); Lễ trao giải Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2021; Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021 (ngày 17 - 19/12/2021), tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng Quốc gia, số 1 đường Đỗ Đức Dục (Nam Từ Liêm - Hà Nội).

Chương trình được sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công &TVPTCV tổ chức thực hiện, nhằm kích cầu tiêu dùng hàng hoá nội địa trong nước, sự kiện tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

leftcenterrightdel
  Các đại biểu cắt băng khai mạc Chương trình.
leftcenterrightdel
 Màn trống hội chào mừng Chương trình.

Các hoạt động ngành thủ công mỹ nghệ là nỗ lực của Thành phố Hà Nội nhằm thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trưng bày giới thiệu và quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng thủ công mỹ nghệ, giúp hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế - xã hội Thủ đô.

Trong khuôn khổ hoạt động, Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021 có quy mô 200 gian hàng của gần 100 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn Thành phố Hà Nội, được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Các sản phẩm trưng bày tại Hội chợ là những mặt hàng quà tặng thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, khảm trai, lụa, thêu ren, mây tre đan, xương sừng mỹ nghệ...) của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội và phải đáp ứng các tiêu chí - đảm bảo chất lượng, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, thu hút, tạo ấn tượng với khách tham quan, giao dịch.

leftcenterrightdel

 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thể hiện sức sáng tạo, sự tài hoa của những nghệ nhân, thợ thủ công các làng nghề truyền thống Hà Nội, tham dự Hội chợ.

Thông qua Hội chợ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thiết lập quan hệ giao thương, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Người tiêu dùng cũng có thêm kênh mua sắm, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Với sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ và sự hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện tối đa từ Ban Tổ chức, Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021, là “đòn bẩy” hữu hiệu hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vượt qua những thách thức, khó khăn đưa sản phẩm hàng hóa chất lượng cao ra thị trường. Hội chợ là hoạt động thiết thực của ngành Công Thương giúp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ và cân đối cung cầu trên địa bàn Thành phố.

Năm 2021 là một năm có nhiều biến động về kinh tế - xã hội do tác động tiêu cực từ dịch COVID-19. UBND Thành phố, ngành công thương Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, giúp các nghệ nhân nhóm ngành hàng lưu niệm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kết nối giao thương, phát triển thị trường, đưa các sản phẩm có chất lượng cao đến tay người tiêu dùng và xuất khẩu tại chỗ gắn với các hoạt động du lịch mua sắm, giải trí trên địa bàn Thành phố.

leftcenterrightdel
 Sản phẩm một gian hàng đến từ Hàn Quốc giới thiệu tại Hội chợ Quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021.
 

Trong khuôn khổ hoạt động, Ban Tổ chức Cuộc thi “Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021” trao 6 giải Nhất, 18 giải Nhì, 24 giải Ba, 42 giải Khuyến khích cho 90 sản phẩm nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phát huy những ý tưởng sáng tạo trong thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Cuộc thi được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2021. Ban Tổ chức đã nhận được tổng số 255 sản phẩm/bộ sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành thủ công mỹ nghệ (gồm: Sản phẩm gốm sứ; sản phẩm sơn mài; sản phẩm mây, tre, giang đan, guột tế; sản phẩm khảm trai, gỗ, sừng mỹ nghệ; sản phẩm thêu, lụa tơ tằm; sản phẩm đồng, đá và sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác) của 98 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân tham gia dự thi.

Với chủ đề “Sáng tạo giá trị tinh hoa nghề truyền thống Thăng Long - Hà Nội”, các sản phẩm được lựa chọn đều thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống nghề Hà Nội. Sự sáng tạo ở mỗi sản phẩm được tạo ra trên nền tảng giá trị tinh hoa của mỗi nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời. Những chất liệu mới đã được các nghệ nhân, thợ giỏi tích hợp hài hòa, tinh tế, độc đáo vào từng sản phẩm, sự kết hợp sáng tạo từ nhiều loại nguyên liệu trên cùng một sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế, chế tác đã tạo ra những mẫu sản phẩm, tác phẩm hiện đại, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, những hoa văn, họa tiết, hình khối và màu sắc độc đáo tạo sự đa dạng phong phú,  ứng dụng trong nhiều mục đích sử dụng.

leftcenterrightdel
 

 Để Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô đạt kết quả, đáp ứng mục đích, yêu cầu của Thành phố, Sở Công Thương Hà Nội tích cực phối hợp thông tin tới các doanh nghiệp, người dân Thủ đô và cả nước biết để tham quan mua sắm. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý, bán hàng đảm bảo văn minh thương mại, đúng quy định pháp luật.

leftcenterrightdel
 Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội và đại diện Ban Tổ chức trao giải Nhất cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.
leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội và đại diện Ban tổ chức trao giải Nhì cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.

Sau khi gia nhập mạng lưới các Thành phố sáng tạo vào tháng 10/2019, trong năm 2021 mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 làm gián đoạn sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội vẫn tích cực thể hiện cam kết của mình bằng nhiều hoạt động phong phú.

leftcenterrightdel
 

Trong số hơn 1.350 làng nghề của Thủ đô, có khoảng 176.000 hộ làm nghề, cơ cấu nhóm ngành nghề gồm 4 nhóm: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 56 làng nghề; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 822 làng nghề; Chế biến, bảo quản nông sản có 329 làng nghề; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 143 làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành thủ công mỹ nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu và phát triển kinh tế của Thủ đô. 

Phát biểu tại buổi Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội, lần thứ 10, năm 2021, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội nhấn mạnh: Trong những năm qua, Trung ương và Thành ph Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đng, tạo vic làm tại các vùng nông thôn ngoại thành, thúc đẩy phát triển kinh tế ca các địa phương, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm (đóng góp khoảng 8-10% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, có gần 200 làng nghề đạt doanh thu từ 10- 50 tỷ đồng/năm, một số làng nghề đạt doanh thu từ 1000 - 2500 t đồng /năm.

Sở hữu nhiều di sản quốc gia, di sản thế giới có một không hai, với bề dầy hơn ngàn năm văn hiến Hà Nội còn rất nhiều các di sản văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể để kiến tạo các không gian văn hoá mới. Hệ sinh thái các làng nghề của Hà Nội ẩn chứa và phô diễn những giá trị tốt đẹp của nền văn hiến đất Thăng Long - Hà Nội, nhờ vậy Hà Nội có ưu thế vượt trội so với nhiều thủ đô khác. Kho báu các làng nghề truyền thống đã và đang góp phần xây dựng một Thủ đô trên đường hội nhập, phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống một cách bền vững.

leftcenterrightdel
Các đồng chí đại biểu thăm quan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trưng bày tại Hội chợ.

Các hoạt động ngành Sở Công thương tổ chức, thực hiện Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND Thành phố về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023.

N Dương
11/12/2021 19:42