leftcenterrightdel
 

Trên 10.000 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm quà tặng tiêu biểu của các làng nghề Hà Nội giới thiệu tại hội chợ “Hanoi Great Souvenirs 2022”, mang tới công chúng Thủ đô và bạn bè quốc tế tham dự SEA Games 31 những nét đặc sắc trong nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Tối ngày 11/5, Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022 (Hanoi Great Souvenirs 2022) đã chính thức khai mạc, nhằm hưởng ứng sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 31.

leftcenterrightdel

Cắt băng khai mạc Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022.

Tới dự sự kiện có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Quý Tiên; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh Lễ khai mạc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm lưu niệm, quà tặng thủ công mỹ nghệ, phục vụ du khách trong nước và quốc tế nhân dịp SEA Game 31, thành phố tổ chức Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022.

Khu triển lãm 1.500 m2 giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của một số làng nghề trên địa bàn thành phố với hơn 10.000 sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu và 100 gian hàng trang trí đẹp mắt, ấn tượng với các sản phẩm quà tặng được làm từ các nghệ nhân của Hà Nội.

leftcenterrightdel
 
 

Để Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022 cũng như các sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch của thành phố được tổ chức thành công, phát huy tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ đã được UBND thành phố chỉ đạo về phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai... theo hướng nhanh nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Về phía các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cần chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý, bán hàng bảo đảm văn minh thương mại, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp.  Đẩy mạnh thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

leftcenterrightdel
 Tiết mục văn nghệ mang tới không khí sôi nổi cho buổi khai mạc.

Dấu ấn làng nghề truyền thống trong văn hoá Hà Nội

Hà Nội - thành phố cổ kính trên 1.000 năm tuổi, vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, con người thanh lịch, hào hoa. Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những các công trình kiến trúc cảnh quan độc đáo, những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc,  mà còn được biết đến với nhiều sản phấm thủ công tinh xảo được tạo ra từ những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, óc sáng tạo phong phú của các nghệ nhân làng nghề truyền thống, một nguồn tài nguyên du lịch, văn hoá hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Hà Nội hiện có trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước, 318 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 20 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 25 làng làm nghề dệt may; 09 làng làm nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 15 làng làm nghề chạm điêu khắc; 05 làng làm nghề đan tơ lưới; 51 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 05 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 11 làng thuộc ngành nghề khác (gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc...).

Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm ..., nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu đi các thị trường chất lượng cao như Nga, Nhật Bản, Mỹ, EU, Dubai và một số nước Châu Á, Đông Nam Á.

Được biết, trong những gần đây, các chính sách hỗ trợ của Trung ương và Thành phố đã giúp làng nghề truyền thống của Thủ đô phát triển, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm tại các vùng nông thôn ngoại thành, thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm (đóng góp khoảng 8-10% tổng kim ngạch XK trên địa bàn), có gần 200 làng nghề đạt doanh thu từ 10- 50 tỷ đồng/năm, một số Làng nghề đạt doanh thu từ 1000 - 2500 tỷ đồng /năm.

leftcenterrightdel
 Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022, diễn ra từ ngày 11 - 20/5, tại quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm).

Tinh hoa làng nghề thủ công, mỹ nghệ Hà Nội

Không gian “Hanoi Great Souvenirs 2022”, giúp người xem cảm nhận rõ sự sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề Việt Nam qua mỗi sản phẩm thủ công đẹp, tinh xảo, chế tác từ những đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, thể hiện tinh hoa làng nghề Việt, có giá trị nghệ thuật cao, vừa mang tính truyền thống và hiện đại.

Để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến Thủ đô nhân dịp tổ chức SEA Game 31. Khu triển lãm 1500 m2 quảng bá, giới thiệu nhiều sản phẩm tiêu biểu của  làng nghề truyền thống Hà Nội. Các sản phẩm trưng bày tập trung vào nhóm mặt hàng quà tặng thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, khảm trai, lụa, thêu ren, mây tre đan, xương sừng mỹ nghệ...) của những cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn Hà Nội. Các sản phẩm giới thiệu đáp ứng các tiêu chí chất lượng, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, thu hút, tạo ấn tượng với khách tham quan, giao dịch.

leftcenterrightdel

Các đại biểu tham dự Chương trình tham quan khu trưng bày các sản phẩm Thủ công sử dụng biểu trưng SEA Games 31 trên các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống của Hà Nội.

Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham gia Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2022. 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Giới thiệu lược sừng mỹ nghệ, làng Thuỵ Ứng, huyện Ứng Hoà (Hà Nội).

leftcenterrightdel
 Các nghệ nhân làng nghề giới thiệu quy trình chế tác sản phẩm sơn mài tại Hội chợ.

Hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nhận được  sự hỗ trợ tích cực của TP. Hà Nội, Sở Công Thương và các đơn vị hữu quan, cùng các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia sự kiện. Hội chợ hứa hẹn tiếp tục đưa ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội và Việt Nam khởi sắc, khơi dậy sức mạnh văn hóa, thiết thực quảng bá văn hóa của Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế, một Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, mến khách, cùng các cấp ngành cả nước nỗ lực để có một kỳ SEA Games thành công, “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”.

leftcenterrightdel
 
N Dương
12/05/2022 21:12