Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Thứ hai, 28/11/2022 11:07
(ĐCSVN) - Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
leftcenterrightdel
(Ảnh minh họa: https://thuonghieusanpham.vn) 

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật, nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Mục tiêu từ năm 2023 - 2030, hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn; tăng cường nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao; bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật; nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hỗ trợ người dân.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, kế hoạch đề ra các giải pháp để triển khai thực hiện như: Quán triệt, tuyên truyền thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân; Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng sử dụng pháp luật của người dân, nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý; cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng; củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; kiện toàn đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý; Nâng cao năng lực, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức đại diện của đối tượng đặc thù thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên, thành viên của tổ chức mình; Triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật, hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng; Tổ chức bình chọn, tôn vinh, khen thưởng công dân gương mẫu, người tốt, việc tốt trong xây dựng, bảo vệ, thực hiện pháp luật; Nâng cao nhận thức, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật, tăng cường hoạt động tự giám sát, tự kiểm tra quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức trong bảo đảm, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, trọng tâm là xây dựng, triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn theo định kỳ và tổ chức hội thảo, tọa đàm, cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật, người có uy tín tham gia hòa giải ở cơ sở, nhân rộng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.

UBND tỉnh giao trách nhiệm Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện./.

Chi Mai

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực