Tập trung theo dõi thi hành pháp luật vào các lĩnh vực trọng tâm liên ngành

Thứ tư, 08/01/2020 15:51
(ĐCSVN) - Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại Hội nghị triển khai công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) và theo dõi thi hành pháp luật (THPL) năm 2020, ngày 8/1.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL Lê Thanh Bình cho biết, năm 2019 Cục đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác THPL về XLVPHC và theo dõi tình hình THPL trên phạm vi cả nước.

Cục đã tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC, đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương phát hiện ngay các vấn đề còn trùng lặp, chồng chéo, vướng mắc để có phương án xử lý kịp thời.

Nổi bật là thực hiện nhiệm vụ về nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) được giao tại Nghị quyết số 02-NQ/CP vượt chỉ tiêu đề ra một cách ngoạn mục (tăng 17 bậc so với năm 2018, trong khi Nghị quyết 02 giao tăng ít nhất 2 bậc).

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh  phát biểu tại Hội nghị. Ảnh:TH 

Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đã quan tâm triển khai thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành (về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động), nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng theo dõi các lĩnh vực gắn với đặc thù, trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của lĩnh vực, địa phương.

Tuy nhiên, thể chế pháp luật về XLVPHC còn nhiều bất cập, chưa phù hợp,không khả thi nhưng chậm được sửa đổi. Hiệu quả công tác XLVPHC và theo dõi thi hành pháp luật nhìn chung còn thấp...

Ghi nhận những kết quả Cục đạt được cả về khối lượng, chất lượng công việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá Cục đã triển khai công tác bài bản, khoa học, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đóng góp lớn vào kết quả chung của Bộ, ngành Tư pháp.

Thứ trưởng yêu cầu  trong thời gian tới Cục tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp được nêu trong Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL giai đoạn 2018 – 2022. Đẩy mạnh truyền thông trong xây dựng, thẩm định các văn bản về XLVPHC, phản ứng chính sách và tiếp tục nhiệm vụ nâng xếp hạng chỉ số B1…

Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào lĩnh vực trọng tâm liên ngành như: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và các lĩnh vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.Khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, phấn đấu đưa vào khai thác kể từ năm 2021./.

Thu Hằng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực