Xây dựng và phát triển nền CNQP theo hướng hiện đại, lưỡng dụng

* Tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng (2008-2020)
Thứ sáu, 16/07/2021 08:29
(ĐCSVN) - Sau 12 năm triển khai, Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng (CNQP) đã tạo ra những chuyển biến tích cực và những thành công quan trọng đối với xây dựng và phát triển CNQP Việt Nam. Pháp lệnh đã tạo cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng, hoạch định chính sách phát triển CNQP, đáp ứng yêu cầu sản xuất vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang, đồng thời góp phần quan trọng vào CNH, HĐH đất nước.

Thực hiện chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 12 năm thực hiện pháp lệnh công nghiệp quốc phòng (CNQP), chiều 15/7, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện pháp lệnh CNQP (2008-2020).  Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

 Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Báo QĐND)

Những thành công quan trọng trong CNQP

Báo cáo trung tâm và các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đều thống nhất rằng, quá trình triển khai thực hiện, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức, triển khai thực hiện Pháp lệnh. Đồng thời lãnh đạo, tổ chức quán triệt đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp; tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân về xây dựng, phát triển CNQP trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Quốc phòng đã hoàn thành xây dựng Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - an ninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, qua đó, tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Quân ủy Trung ương thông qua các nội dung về tổ chức lực lượng CNQP và các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện, làm cơ sở quan trọng để triển khai các nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP trong những năm qua; báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, đảm bảo từng bước tăng cường tiềm lực CNQP theo hướng tập trung, có chọn lọc, đáp ứng yêu cầu đảm bảo vũ khí, trang bị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Các bộ, ban, ngành, địa phương đã phối hợp, tạo điều kiện với cơ chế, chính sách để xây dựng và phát triển CNQP trong đó đã đề xuất ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho phát triển CNQP. Trong đó, đã đề xuất, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển CNQP, cấp đất, các chính sách về thuế, thủ tục hành chính, giúp đỡ được các cơ sở CNQP tham gia các hoạt động sản xuất kinh tế tại địa phương; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự cho các cơ sở CNQP, tạo môi trường ổn định cho sản xuất.

Công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kĩ thuật đã có bước phát triển mạnh mẽ, hiệu quả; tổ chức thực hiện nhiều đề án khoa học công nghệ các cấp, có nhiều sản phẩm quốc phòng đã nghiên cứu chế thử thành công. Luôn quan tâm đến hợp tác, trao đổi với huy động tiềm lực khoa học công nghệ của các đơn vị ngoài quân đội và xây dựng nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ, các cơ sở nghiên cứu hàng đầu trong nước, nhiều chương trình, đề tài khoa học công nghệ hợp tác nghiên cứu đạt kết quả tốt.

Năng lực của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có bước phát triển mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng kĩ thuật và chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản, có năng lực hoạt động thực tiễn, tích lũy được kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo cơ sở, có khả năng nghiên cứu, hoạch định, phát hiện và đề suất các vấn đề định hướng chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng. Nhiều cán bộ kĩ thuật có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại; nghiên cứu, chế tạo được một số loại vũ khí thiết bị kỹ thuật mới. Các cán bộ giảng dạy phát huy được tính chủ động sáng tạo, tích cực nếu kiểu phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, chế tạo sản phẩm mới và phục vụ công tác giảng dạy.

Công nghệ sửa chữa đã được nâng cấp về chất lượng, số lượng chủng loại và tiến độ ngày càng tốt hơn. Bộ khí thiết bị kỹ thuật sau khi sửa chữa đạt độ tin cậy và ổn định cao, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Công tác hợp tác quốc tế được Bộ Quốc phòng chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đúng đắn, sáng tạo quan điểm của Đảng, nội dung, hình thức quan hệ đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tác, đạt được những kết quả quan trọng. Bộ Quốc phòng đã thiết lập, cùng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước, chủ động xây dựng các văn bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác về công nghiệp quốc phòng tạo hành lang pháp lý cũng như các định hướng để triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực CNQP.

Bên cạnh sản xuất quốc phòng, Bộ Quốc phòng luôn quan tâm tới sản xuất hàng kinh tế, xuất khẩu, tạo mọi điều kiện để các đơn vị đẩy mạnh phát triển thị trường, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó, mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng, phát triển hợp tác với các đối tác mới.

 Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Báo QĐND)

Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tướng Phan Văn Giang đã nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của Pháp lệnh CNQP đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm rõ những thành tựu quan trọng qua 12 năm triển khai thực hiện pháp lệnh; đồng thời khẳng định tầm quan trọng trong công tác phối hợp, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong xây dựng và phát triển CNQP.

Xây dựng và phát triển CNQP theo hướng tự chủ, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng

Bộ trưởng Phan Văn Giang yêu cầu, trong giai đoạn tới, CNQP Việt Nam cần được xây dựng và phát triển theo hướng tự chủ, tự cường, hiện đại và lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Trong đó tập trung kiện toàn tổ chức lực lượng theo hướng tinh gọn, mạnh, hiệu quả, phân bố phù hợp trên các vùng, miền; đầu tư nghiên cứu, sản xuất một số chủng loại vũ khí trang bị hiện đại; đẩy mạnh phát triển kinh tế; chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu có chọn lọc mô hình CNQP của một số nước, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.

Khẳng định việc đầu tư xây dựng, phát triển CNQP trong thời gian tới tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng, việc luật hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về CNQP là rất cần thiết. Do vậy, các cơ quan, đơn vị chức năng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành và địa phương liên quan để nghiên cứu, đề xuất kịp thời, tham mưu giúp Bộ trưởng BQP triển khai toàn diện các quy định của Pháp lệnh CNQP và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan; đồng thời lập đề nghị xây dựng Luật CNQP bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng. Việc xây dựng Luật CNQP phải thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ với hệ thống pháp luật về quốc phòng, bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan; phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, bổ sung những quy định mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển của Pháp lệnh CNQP và các văn bản hiện hành.

Bộ Quốc phòng giao Tổng cục CNQP chủ trì, chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật CNQP và các văn bản hướng dẫn thi hành bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ.

Qua thảo luận, trao đổi thẳng thắn, Hội nghị cũng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, trong đó tập trung vào những nội dung trọng tâm sau:

Xây dựng và phát triển CNQP đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia;

Tập trung đầu tư nghiên cứu, sản xuất một số chủng loại về vũ khí, trang bị, khí tài mới, hiện đại; nâng cao năng lực nghiên cứu của thích thế thích kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa cấp vũ khí thiết bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến thuật cao.

Xây dựng và phát triển CNQP có quy mô, tổ chức, cơ chế quản lý phù hợp bảo đảm tinh, gọn, mạnh, thấm nhất về quản lý nhà nước, phát huy được vai trò trách nhiệm tự chủ của các cơ sở CNQP và sự tham gia tích cực, hiệu quả của các bộ phận, thành phần kinh tế quốc dân.

Xây dựng và phát triển nền CNQP theo hướng hiện đại, lưỡng dụng vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội; thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lê Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực