Báo giới quốc tế phân tích sự thay đổi về chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU)

Thứ ba, 24/08/2010 14:23
(ĐCSVN) - Thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đang trỗi dậy và trở thành một nhân tố quan trọng trong khu vực cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Các hoạt động ngoại giao và kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy chính sách đối ngoại của nước này đang có sự thay đôi với chủ trương chuyển từ ''hướng tây'' sang “hướng đông”.

Với vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực Á - Âu, là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thổ Nhĩ Kỳ đã phấn đấu để trở thành một phần của châu Âu, là thành viên EU, nhưng có thể điều này sẽ khó đạt được Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quân sự chiến lược của Mỹ trong khu vực, nhưng Mỹ cũng đã bất lực trước việc gây sức ép đối với EU về việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước EU không chấp nhận kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ với lý do: việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU sẽ làm suy yếu vành đai biên giới phía ngoài của EU và làn sóng người tỵ nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc thông qua nước này sẽ tràn vào EU; EU lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hành lang cho các phần tử Hồi giáo cực đoan tiếp cận châu Âu.

Từ những thực tế trên, Thổ Nhĩ Ky nhận ra rằng vai trò của nước này đã bị lu mờ khi một phần nào đó phụ thuộc vào phương Tây. Chính vì vậy, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đối chính sách đối ngoại theo hướng thực tế, ưu tiên quyền lơi và lợi ích của quốc gia bằng việc tăng cường lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ trên mọi lĩnh vực và mặt trận, quan trọng hơn hết là tăng cường sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cần tạo bước ngoặt trong chính sách ngoại giao và hướng đi duy nhất để Thổ Nhĩ Kỳ tự đứng vững đó là tìm kiếm liên minh ở ''hướng đông''. Đây là điều quan trọng cho lợi ích chính trị và kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng chứng cho nhận định này chính là việc và tháng 2.2010, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép Mỹ lắp đặt các ra-đa nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mìmh với lý do sẽ cùng bàn thảo với các nước đồng minh châu Âu vì đây là vấn đề an ninh tập thể.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Nga đang được tăng cường thông qua nhiều hoạt động hợp tác kinh tế. Tháng 2.2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức Hội nghị kinh tế với đối tác Nga, mục đích trọng tâm là xiết chặt quan hệ với Nga cùng các nước sở hữu nguồn năng lượng trong khu vực. Trong quan hệ với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra những tín hiệu tích cực nhằm tăng cường hợp lác chặt chẽ với Nga. Hai bên đã đạt được những thỏa thuận kinh tế quan trọng về điện hạt nhân, Dự án Dòng chảy phương Nam...

Những động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm nước này thêm xa lánh Oa-sinh-tơn và các đồng minh phương Tây. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn những lợi ích và trách nhiệm cần chia sẻ tại I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, NATO và các vấn đề liên quan đến năng lượng. Mỹ vẫn muốn Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên EU nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại đang tham vọng có quyền tranh giành với các nước phương tây về các vấn đề lớn đang đặt Mỹ vào tình huống khó xử.

Sự thay đổi về chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đang gây ra những nguy cơ cho Mỹ. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy sự lạnh nhạt của Mỹ và sự thù địch của I-xra-en thì Mỹ cảm thấy bị phản bội bởi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu chống lệnh trừng phạt I-ran tại Liên hợp quốc (LHQ). Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không ngồi lại đàm phán dể tìm tiếng nói chung và xây dựng lòng tin, hai nước sẽ tiếp tục có những quan điểm và chính sách trái ngược nhau về các vấn đề trong khu vực. Mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ lớn nhất trong những thập kỷ qua.

Bộ Ngoại giao Bun-ga-ri cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm được vị trí tốt trong mối quan hệ đối với thế giới Ả-rập và Hồi giáo, đồng thời họ sẽ cân bằng quan hệ đối với phương Tây cho phù hợp với lợi ích của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ (theo chủ nghĩa thực dụng). Mặc dù không phả là thành viên của EU, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ vai trò quan trọng tại châu Âu.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực