Cảnh giác với các lực lượng cực hữu toàn cầu

Thứ năm, 11/08/2011 10:37

(ĐCSVN) - Thảm kịch đánh bom và xả súng của Breivik ngày 22/7 tại Na Uy đã không chỉ gây ra một vụ thảm sát khủng khiếp mà còn tạo ra một từ vựng mới: “đồ tể thiên đường” trong vốn từ vựng về khủng bố.

Thứ nhất là “Chủ nghĩa phát xít mới”: Breivik là một thành viên của Diễn đàn Phát xít mới Thụy Điển, đã gia nhập chính đảng Chủ nghĩa Dân túy cánh hữu của Na Uy, cũng là thành viên của Diễn đàn Phát xít mới “Những người Bắc Âu” Thụy Điển. Diễn đàn này có 22 nghìn người đăng ký, luôn kích động bạo lực, khuyến khích tôn sùng “Nhật ký Tunner” của “cách mạng bạo lực”. Mẹ Veigh - kẻ ném bom tòa nhà chính phủ thành phố Oklahoma (Mỹ) hồi tháng 4/1995 - chính là kẻ đã tin theo “Nhật ký Tunner” (được coi là kinh điển của phái cực hữu Mỹ) và đã đi theo con đường khủng bố.

Hai là “Chủ nghĩa Cơ đốc giáo nguyên thủy”. Quỹ triển lãm Thụy Điển gần đây công bố thông tin rằng Breivik là một tín đồ Cơ đốc giáo nguyên thủy chính thống. “Tuyên ngôn Độc lập châu Âu 2083” của hắn cho rằng, chính sách đa nguyên văn hóa mà Na Uy và EU thực hiện đã thất bại, gây nên sự “Hồi giáo hóa châu Âu”; cần xây dựng xã hội “đơn nguyên văn hóa”. Tất cả mọi chính khách giúp đỡ sự lây lan của Hồi giáo ở châu Âu đều phải bị “tử hình”; chỉ có phát động cuộc “thánh chiến” chống lại người Hồi giáo mới có thể giải phóng và tái sinh văn minh Cơ đốc giáo nguyên thủy .

Ba là “chủ nghĩa khủng bố dân túy” Breivik gọi hành động của hắn là “tàn khốc nhưng cần thiết”, gọi 80 kẻ giống như hắn trên khắp châu Âu là những “liệt sỹ” độc hành đang chuẩn bị làm theo hắn, mục tiêu ám sát bao gồm các chính trị gia châu Âu như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Sarkozy, cựu Thủ tướng Anh Brown và Thái tử Charles…

Bộ Nội vụ Đức gần đây đã đưa ra “Báo cáo về bảo vệ Hiến pháp”, số lượng người Đức “sẵn sàng sử dụng bạo lực và có hình thái ý thức cố định của phát xít mới” đã tăng từ 5.000 người lên 5.600 người. Nhưng nhờ sự kiểm soát nghiêm ngặt, ở Đức vẫn chưa xảy ra những vụ tấn công khủng bố quy mô lớn. Tuy nhiên, sự kiện “đồ tể thiên đường” tại Na Uy lần này e rằng sẽ điều chỉnh lại sự lạc quan của người Đức cũng như mọi người dân châu Âu. Tháng 4/2002, Breivik đã bí mật gặp gỡ 9 thành viên cực hữu khác tại Luân Đôn, thành lập tổ chức theo kiểu “thập tự chinh” Hoạt động này do 2 người Anh khởi xướng, những “đại diện” khác tới từ các nước khác trong châu Âu như Pháp, Đức, Hy Lạp, Hà Lan và Nga với thân phận là “những doanh nhân thành đạt, hoặc lãnh tụ chính trị”. Những người này đều đơn độc hành động, là những kẻ thù không ai biết đến, phát động tấn công “bất ngờ”.

Giống như thế giới thực và thế giới ảo trên mạng hình thành nên “hai thế giới” thì chủ nghĩa hòa bình, chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa giàu có, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa Cơ đốc giáo cũng đang hình thành nên “các ngả tín ngưỡng”. Sự lây lan của chủ nghĩa cực hữu đã tạo nên nguy cơ mới cho vấn đề toàn cầu hóa khủng bố. Ayman Al-Zawahiri, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, trước đó đã kêu gọi các phần tử khủng bố tấn công Na Uy. Thời báo Niu Yoóc đã đăng lời chịu trách nhiệm về vụ tấn công 22/7 của một tổ chức khủng bố có tên gọi là “Trợ thủ Thánh chiến Hồi giáo toàn cầu”. Tổ chức này nói rằng, việc tấn công là phản ứng đối với việc binh sĩ Na Uy đóng quân tại Apganixtan và xúc phạm Mohammed, đồng thời đe dọa sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công khác nữa.

Có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến thế lực cực hữu ở châu Âu đang trỗi dậy:

Thứ nhất là, những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với hệ thống phúc lợi ở châu Âu tạo ra ảnh hưởng “từ chiếc nôi đến ngôi mộ”. Động lực hàng hóa giá thấp từ châu Á đã khiến các nước như Đức và Pháp phải liên tục cải cách, mô hình phúc lợi cũng khó tiếp tục được, sự bất mãn của dân chúng với Chính phủ tăng mạnh.

Nguyên nhân thứ hai đến từ những người di dân, lực lượng lao động đạo Hồi đến từ các nước A rập gây ra tác động mạnh đến người da trắng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trỗi dậy. Tại Pháp, đảng Mặt trận Quốc dân cực hữu là chính đảng phản đối di dân nổi tiếng; tại Đức có thế lực cực hữu nằm dưới sự quản chế của pháp luật sau Thế chiến thứ hai; ở Italia, trong chính phủ liên minh của Thủ tướng Berlusconi, Liên minh phương Bắc chính đảng cực hữu là một phần quan trọng; tại Hà Lan, Đan Mạch đều có thế lực cánh hữu khá mạnh mẽ…

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực