Dự báo kinh tế ASEAN đến năm 2016

Chủ nhật, 08/01/2012 14:55

(ĐCSVN) - Theo các chuyên gia, dù những biến động của kinh tế toàn cầu và thảm họa thiên nhiên đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế các nước Đông Nam Á, nhưng khu vực này vẫn sẽ có sự tăng trưởng ổn định cho tới năm 2016.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây dự báo, mức tăng trưởng đối với sáu nền kinh tế ASEAN gồm: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam sẽ ở mức 5,0% năm 2011 và 5,6% trong giai đoạn 2012- 2016, thấp hơn 2% so với năm 2010.

Khi nhu cầu bên ngoài giảm dần đối với khu vực, các nền kinh tế ASEAN đang chuyển hướng sang các kênh tăng trưởng nội tại trong trung hạn và bắt đầu khai thác quá trình “tăng trưởng xanh” như một chiến lược thay thế cho sự phát triển bền vững giai đoạn dài hạn. Phản ứng trước biến động toàn cầu và những thách thức mới trong khu vực, bản chất sự tăng trưởng ở châu Á đang thay đổi, trở nên cân bằng, rộng và bền vững hơn. Giám đốc Trung tâm Phát triển thuộc OECD Ma-ri-ô nói: “Khu vực Đông Nam Á cần một mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Mọi khó khăn đều tiềm ẩn cơ hội và sự biến động toàn cầu là một cơ hội tăng trưởng mới”.

Gần đây, đã có nhiều nỗ lực được đưa ra. Nền kinh tế ASEAN trước kia vốn từng quá phụ thuộc vào các nhu cầu bên ngoài, giờ đây các kênh nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Đầu tư diện rộng vào cơ sở hạ tầng và tiêu dùng cá nhân có sự hỗ trợ bởi tầng lớp trung lưu và sự đổi mới hệ thống chính sách xã hội là hai yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. Theo OECD, việc thực thi các chính sách cơ cấu cần thiết để nâng cao năng suất là tối quan trọng đối với số thành công của các quốc gia. Đông Nam Á trong đối mặt với tác động của sự biến động kinh tế vĩ mô toàn cầu và những cú sốc kinh tế khác bên ngoài khu vực. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã nhận ra sự cần thiết phải chuyển đổi chiến lược phát triển của mình theo những động lực tăng trưởng luôn thay đổi của nền kinh tế thế giới. Các quốc gia này đã đưa ra nhiều yếu tố mới vào trong kế hoạch phát triển quốc gia 5 năm của mình.

Việc đề ra những chiến lược phát triển mới đòi hỏi phải thực hiện cải cách toàn diện, bao gồm phát triển nguồn lực con người, y tế, cơ sở hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuế, cải cách thị trường lao động và nông nghiệp..

Tăng trưởng xanh mang lại mô hình phát triển khả thi cho các quốc gia ASEAN trong dài hạn, vì mục tiêu là sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách thông minh và mở ra những nguồn tăng trưởng mới. Mặc dù lượng phát thời khí CO2 của các nước ASEAN vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các quốc gia khối OECD, nhưng ngày một tăng nhanh ở mức 5,5%/năm tính từ 1990-2010, so với mức 0,7% trong khối OECD. Là khối kinh tế tăng trưởng nhanh với dân số khoảng 700 triệu người tính đến 2030, các quốc gia ASEAN sẽ góp một phần lớn hơn nhiều vào lượng phát thải khí CO2 trong tương lai.

Các quốc gia ASEAN vẫn phải nỗ lực nhiều để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong khu vực. Cân bằng các nhu cầu kinh tế ngắn hạn và những đòi hỏi cấp bách về môi trường dài hạn là một thách thức lớn, đặc biệt đối với các quốc gia có thu nhập thấp của khu vực.

Việc vận dụng tốt hơn các công cụ thuế môi trường tiếp cận với các công nghệ xanh hợp tác chặt chẽ hơn giữa nhà nước và cá nhân trong bảo tồn năng lượng và tham gia vào thị trường các - bon toàn cầu sẽ là những công cụ mang tính quyết định.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực