(ĐCSVN) - Ngày 14/7, tại Viên (Cộng hòa Áo), nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) đã đạt đến một thỏa thuận lịch sử về vấn đề hạt nhân của Iran. Nhiều phản ứng trái chiều về thỏa thuận này có thể sẽ tạo ra những hệ lụy không cần thiết đối với quá trình thực thi những cam kết của các bên liên quan.
|
Sau 12 năm đàm phán, bản thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran đã được ký kết. |
Tổng thống Mỹ B. Obama, sau khi công bố các thỏa thuận tại Washington, đã nhanh chóng quay lại với nhiệm vụ khó khăn hơn - đó chính là giải quyết những hồ nghi (xuất phát từ bản thỏa thuận này) trong giới làm luật và các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.
Tổng thống B. Obama phát biểu sau khi nghe tin bản thỏa thuận đã được ký kết: "Thỏa thuận này cho thấy, ngoại giao Mỹ có thể mang lại những thay đổi thực sự và có ý nghĩa". Theo ông B.Obama, bản thỏa thuận là cơ sở pháp lý để đảm bảo rằng, Iran không có khả năng để đạt được một cuộc (mà ông gọi là “bùng nổ” vũ khí hạt nhân) trong ít nhất một thập kỷ tiếp theo.
Trong các cuộc họp giao ban tin tức ở Vienna và các hội nghị ở Washington, các quan chức chính quyền cấp cao cùng Tổng thống ca ngợi thỏa thuận – công cụ pháp lý hạn chế khả năng hạt nhân của Iran - như một cách để làm cho nước Mỹ và thế giới an toàn hơn.
Các quan chức cho rằng, thỏa thuận này cũng có thể giúp tạo nội lực cho Iran, mà theo họ, là thoát “khỏi chủ nghĩa cực đoan” và hướng tới các mối quan hệ tốt hơn với phương Tây.
"Thỏa thuận này cung cấp một cơ hội để đi theo một hướng mới. Chúng ta nên nắm lấy nó", Tổng thống B. Obama nói.
Ngày 15/7, Tổng thống B. Obama đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Quốc hội để thông báo chính thức về thỏa thuận. Nhà Trắng cho biết, ông sẽ mở rộng tiếp cận của mình trong những ngày tới với các nhà lập pháp khác. Theo luật thỏa hiệp ông đã ký tháng năm, Tổng thống có 60 ngày để xem xét thỏa thuận và quyết định dỡ bỏ biện pháp trừng phạt Iran.
"Tôi hoan nghênh sự giám sát chặt chẽ các chi tiết của thỏa thuận này", ông Obama nói. Nhưng cảnh báo rằng, ông sẽ phủ quyết bất kỳ đạo luật nào cố gắng để ngăn chặn việc thực hiện nó. "Chúng tôi không cần phải chấp nhận một vòng xoáy dẫn đến xung đột...".
Chủ tịch Hạ viện John Boehner A. (R-Ohio) vào thứ ba cho biết, ông Obama đã "bỏ rơi" các mục tiêu ban đầu để loại bỏ khả năng hạt nhân của Iran. "Nếu trong thực tế, nó là một thỏa thuận tệ như tôi nghĩ tại thời điểm này, chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ mà chúng ta có thể để ngăn chặn nó", ông Boehner nói với các phóng viên.
Phản ứng trước thỏa thuận đạt được giữa Nhóm P5+1 với Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng, với thỏa thuận này, Iran không chỉ nhận được một vũ khí khi không loại trừ hẳn vấn đề hạt nhân ra khỏi thỏa thuận mà còn kiếm được một "vận may kiếm tiền" để tiếp tục hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố khi lệnh trừng phạt không còn hiệu lực.
Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry, người dẫn đầu các cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, cho biết, thay bằng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, tiếp tục gây sức ép với Iran là không thực tế. "Trừng phạt Iran cho đến khi họ đầu hàng là một tuyên bố bạo dạn, và một bài phát biểu chính trị tốt. Tuy nhiên, nó không thể đạt được gì ngoài một thế giới tưởng tượng".
Tại Tehran, tin tức truyền hình trực tiếp những phát biểu của ông Obama từ Nhà Trắng đã bị gián đoạn bởi Tổng thống Hassan Rouhani, tuyên bố rằng, "tất cả các mục tiêu của Iran" đã được thực hiện trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt và bao vây gia tăng. Ông nói: “Việc đạt được thỏa thuận với nhóm P5+1 là sự công nhận của thế giới về chương trình hạt nhân vì mục đích dân sự của Iran”.
Ông Rouhani cũng cho rằng, mối quan hệ của Iran với thế giới, đặc biệt là phương Tây, sẽ thay đổi "nếu thỏa thuận này được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác", "chúng ta có thể loại bỏ dần dần sự mất lòng tin" - ông nói.
Theo giới phân tích, lãnh tụ tinh thần Ayatollah Ali Khamenei, trong thời gian gần đây đã tỏ ra không mấy hài lòng về những gì Tehran sẽ chấp nhận trong thỏa thuận.
Iran từ lâu đã khẳng định, không tìm kiếm giải pháp để phát triển vũ khí nguyên tử mà nghiên cứu, sản xuất, sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Thỏa thuận vừa ký kết sẽ làm giảm số lượng máy ly tâm của Iran từ khoảng 19.000 xuống khoảng 6.000. Trong ít nhất 15 năm, theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế mức độ làm giàu uranium xuống chỉ còn 3,67 phần trăm, thấp hơn nhiều so với nhiên liệu hạt nhân để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Tại Natanz, cơ sở làm giàu uranium chính của Iran, trong đó có khoảng 16.000 máy ly tâm thế hệ đầu tiên, khoảng 5.000 máy sẽ vẫn hoạt động.
Trong các cơ sở dưới lòng đất tại Fordow, khoảng một phần ba số 3.000 máy ly tâm sẽ không bị phá hủy nhưng không được sử dụng để làm giàu uranium trong ít nhất 15 năm. Nga sẽ giúp Iran chuyển đổi các máy ly tâm Fordow còn lại để sản xuất đồng vị.
Kho dự trữ uranium làm giàu thấp của Iran sẽ được giảm 98%, từ khoảng 10.000 kg xuống còn 300. Phần còn lại, các quan chức chính phủ cho biết, có thể sẽ được bán cho Nga.
Ngoài sự không hài lòng về việc cho phép Iran giữ lại một số thành phần của chương trình hạt nhân của mình, các chuyên gia nhận định, thời gian giới hạn từ 10 đến 25 năm với nhiều điều khoản hạn chế đã đặt Iran vào một tình thế khó có thể để phát triển vũ khí hạt nhân trong tương lai./.