Tranh cãi về hình ảnh Tổng thống Al-Assad

Thứ tư, 08/02/2012 18:32

Các nhóm lợi ích của Syria có thể hài lòng với tổng thống của họ hoặc không, nhưng không dám mạo hiểm đặt cược vào các phe đối lập nhỏ lẻ.

Khi cuộc nổi dậy của Tunisia nổ ra năm 2011, Tổng thống nước này bị truất quyền trong 1 tuần. Khi người Ai Cập xuống đường, nhà lãnh đạo lâu năm Hosni Mubarak cũng nhanh chóng bị lật đổ.
Tại Libya, quân nổi dậy mất khoảng 7 tháng để lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi. Và ở Yemen, cuộc biểu tình chống chính phủ cuối cùng cũng dẫn đến sự ra đi của Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Tuy nhiên, ông Bashar al-Assad, Tổng thống Syria đã đứng vững đến nay là 11 tháng.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Ông al-Assad vẫn vững quyền mặc dù cuộc nổi dậy của quần chúng đã kéo dài tới 11 tháng, dư luận phương Tây phẫn nộ vì tình trạng bạo lực leo thang và những cuộc đàn áp đẫm máu.

Phát ngôn viên của phe đối lập Rafif Jouejati nói rằng khi ông al-Assad lên nắm quyền vào năm 2000, ông được thừa kế một mạng lưới tình báo do cha mình dựng lên. Thân phụ ông, ngài Hafez Assad, cai trị Syria từ đầu những năm 1970 cho đến khi chết, năm 2000. Mạng lưới này để kiểm soát mọi thái độ bất mãn của các thành viên "Ông có mạng lưới bên trong mạng lưới tình báo."- Bà Rafif Jouejati nói.

"Syria có hàng chục đường dây gián điệp kiểu Mukhabarat, “soi” lẫn nhau"- Bà sử dụng một thuật ngữ tiếng Arab “Mukhabarat” dùng trong các cơ quan tình báo. (Mukhabarat- tổ chức tình báo của Syria, thành lập từ năm 1969). "Ngay cả trong gia đình, mọi người cũng không biết được liệu có ai đó là người cung cấp thông tin hay không".

Bà Rafif Jouejati cho rằng, ông al-Assad đặt cược mình "tại một thời điểm thế giới dường như “nhỏ bé hơn” và tất cả mọi người đang ý thức hơn về quyền con người và các quyền cá nhân, và mối quan hệ chính phủ- người dân ngày càng minh bạch hơn."

Ông Andrew Tabler, một chuyên gia về Syria tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, cho biết, "Bạn có thể xem tuyên bố của Nga và thấy rằng, ông al-Assad không phải là bạn mà cũng chẳng là một đồng minh”.

Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết Nghị quyết của Liên đoàn Arab tại HĐBA LHQ về yêu cầu Tổng thống al-Assad từ chức. Ông Salman Shaikh, giám đốc của Trung tâm Doha Brookings cho biết, ông al-Assad có thể duy trì sự hỗ trợ của quần chúng với thuật hùng biện của mình và đã không ngần ngại sử dụng vũ lực chống lại những người được khuyến khích cởi mở và nói ra suy nghĩ của mình. "Ông ấy thuyết phục tất cả mọi người rằng, ông ấy là một nhà cải cách", ông nói.

Ông Aram Nerguizian, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết sự ủng hộ ông al-Assad đang suy giảm, nhưng ông có thêm thời gian nhờ một số lý do. Đầu tiên, cuộc nổi dậy đã không phá vỡ hai trung tâm đô thị giàu có - thủ đô Damascus, và thành phố Aleppo. Trong khi tình trạng bất ổn tạm lắng, phe đối lập đã bị đẩy ra ngoại vi nông thôn của đất nước, xa trung tâm chính trị và kinh tế. Ở đây không tồn tại một “Quảng trường Tahrir" của Syria như ở Cairo, nơi người biểu tình tụ tập và là biểu tượng xúc tác các cuộc nổi dậy của Ai Cập.

"Các lực lượng đối lập địa phương vẫn còn chia rẽ sâu sắc và vẫn chưa thật sự thống nhất về mục đích, chỉ huy và kiểm soát. Các nhóm Cộng đồng như Kitô giáo, người Kurd và Ismailis chưa chắc hài lòng song lại thích gắn bó với với thể chế hiện tại, hơn là mạo hiểm với một kỷ nguyên “hậu” Assad. "Nhìn chung, chúng tôi có nhiều nhóm lợi ích ở đây. Nhưng hầu hết các nhóm đều không hài lòng với chế độ Assad với tình trạng bất ổn kéo dài gần một năm qua ở Syria", ông nói. ”Nhưng các nhóm vẫn muốn rằng Assad có quyền lực chứ không đặt cược vào lực lượng đối lập nhỏ lẻ và ngày càng cực đoan"- ông nói thêm.

Ngoài ra còn có một nỗi sợ hãi rằng, sự thay đổi đó sẽ mang lại sự bất ổn. Ông Aram Nerguizian, cho rằng: "Nhiều người Syria e ngại lặp lại một kịch bản Lybia hay tình trạng hỗn loạn Ai Cập, Yemen và Iraq”.  Ông nói, cộng đồng quốc tế và phe đối lập "dường như đã đánh giá sai về cơ bản khả năng phục hồi của quân đội Syria."./.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực