Long An đẩy mạnh phát triển hạ tầng số

Thứ tư, 02/10/2024 14:07
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Năm 2024, UBDN tỉnh Long An đã ban hành nhiều kế hoạch định hướng nhiệm vụ cho năm 2024 như thực hiện chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, triển khai đề án 06, thương mại điện tử, tuyên truyền chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh…
 Hướng dẫn người dân nộp hồ sơ, thanh toán trực tuyến tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Long An.

Phát triển chính quyền số

Tỉnh cũng hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân, đáp ứng yêu cầu theo quy định; triển khai Hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử tỉnh phiên bản mới, mở rộng đến cấp xã; tổ chức thành công 4 hội nghị triển khai các nền tảng, giải pháp CĐS doanh nghiệp; kết nối các hệ thống, cơ sở dữ liệu bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của bộ, ngành, Trung ương.

Trong những tháng đầu năm 2024, UBDN tỉnh Long An đã ban hành nhiều kế hoạch định hướng nhiệm vụ cho năm 2024 như thực hiện chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, triển khai đề án 06, thương mại điện tử, tuyên truyền chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh…

Từ đó, các bên liên quan đôn đốc, chỉ đạo triển khai tắt sóng di động 2G, nền tảng số, dịch vụ công trực tuyến, Tổ công nghệ số cộng đồng, đảm bảo an toàn thông tin mạng, xây dựng cơ sở dữ liệu.

Việc sử dụng các ứng dụng dùng chung trong cơ quan Nhà nước của tỉnh tiếp tục duy trì ở mức tốt. Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin của tỉnh vận hành ổn định, phục vụ tốt yêu cầu chỉ đạo, điều hành của cơ quan Đảng và Nhà nước, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin.

Tỉnh cũng hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu theo quy định; triển khai Hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử tỉnh phiên bản mới, mở rộng đến cấp xã. Tỉnh tổ chức thành công 4 hội nghị triển khai các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp; kết nối các hệ thống, cơ sở dữ liệu đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương.

Hiện Long An có 19/19 sở, ngành và 15/15 Ủy ban Nhân dân cấp huyện có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin đạt trình độ trung cấp trở lên (đa phần là kiêm nhiệm). Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, biết sử dụng máy tính và các phần mềm liên quan phục vụ công tác.

Ra mắt từ tháng 5/2024, mô hình Thông tin số do Đoàn xã Long Thượng thực hiện góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại địa phương, thực hiện chủ trương CĐS quốc gia.

Được thiết kế thành bảng, nhỏ gọn, bắt mắt, sinh động, mang màu sắc của tổ chức Đoàn, trong đó tích hợp 4 mã QR bao gồm các nội dung như các số điện thoại cần thiết (số điện thoại đường dây nóng của xã Long Thượng và huyện Cần Giuộc; số điện thoại của Trưởng và Phó Trưởng Công an xã); sơ đồ tổ chức bộ máy xã, ấp; trang thông tin điện tử và thông tin trang Zalo của xã.

Thanh toán không dùng tiền mặt

Tại Long An, thời gian qua, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi, phổ biến tại các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học,... và trong đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn vì sự tiện lợi, an toàn. Đặc biệt, ngoài người trẻ, thanh toán và tiếp nhận thanh toán bằng phương thức không dùng tiền mặt cũng ngày càng có nhiều người lớn tuổi sử dụng.

 Thanh toán không dùng tiền mặt dần trở nên phổ biến.

Theo ghi nhận, không chỉ ở các siêu thị, trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tiện lợi mà ở các chợ truyền thống, phòng khám, tiệm thuốc, quán cơm, cà phê, cửa hàng tạp hóa,... trên địa bàn tỉnh Long An hiện đều có mã QR để khách hàng tiện sử dụng khi thanh toán. Thay vì nhập tên ngân hàng, số tài khoản như trước, người dùng chỉ cần quét mã QR, các thông tin được tự động điền nên hình thức này ngày càng được nhiều người sử dụng.

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh ban hành ngày 30/8/2022 đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025 thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%. Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Ngoài ra, tỉnh cũng đề ra các mục tiêu cụ thể trong tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.

Để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nhân dân, lãnh đạo tỉnh Long An yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tăng cường thực hiện nghiêm túc Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 mà UBND tỉnh đã ban hành ngày 30/8/2022. Ngoài ra, chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng./..

Lò Thị Hương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực