Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của khu vực Đông Nam Á

Chủ nhật, 15/12/2024 08:21
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Các ngành công nghiệp văn hóa là một trong những thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh (TP Hồ Chí Minh). Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của khu vực Đông Nam Á là mục tiêu mới bên cạnh mục tiêu xây dựng TP Hồ Chí Minh sớm trở thành “một trung tâm công nghiệp, thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”.
 TP Hồ Chí Minh là đô thị đa dạng về văn hóa.

Theo dự thảo quy hoạch đang trình Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030 và 2050, TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.

Với đặc thù là một đô thị đa dạng văn hóa, đặc thù này càng được thể hiện rõ, sự hội tụ nguồn lực từ khắp nơi trong cả nước, sự góp mặt của cả những nguồn lực từ ngoài nước, trong đó có nguồn nhân lực, cộng thêm sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trên nền tảng số, sự phát triển trong tương lai của TP được định hướng và được định hình một cách tự nhiên là dựa vào các ngành, lĩnh vực có tính ứng dụng khao học kỹ thuật cao. Đây cũng là một trong những cơ sở để lần đầu tiên lãnh đạo thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030, xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành Thành phố văn hóa. Đây là một một mục tiêu mới của TP, bên cạnh mục tiêu xây dựng TP Hồ Chí Minh sớm trở thành “một trung tâm công nghiệp, thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”, hay “đô thị thông minh”.

Cụ thể hóa và hiện thực hóa mục tiêu này, UBND TP Hồ Chí Minh đã có quyết định phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP Hồ Chí Minh đến năm 2030. Theo đó, xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa trong GRDP ngày càng tăng, thể hiện vị thế của ngành đối với kinh tế thành phố. Cụ thể, đóng góp của sản xuất công nghiệp văn hóa vào GRDP năm 2010 chiếm tỷ lệ 3,77%, đến năm 2019 chiếm tỷ lệ 3,88%, trong đó ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất là quảng cáo. Bên cạnh đó, điện ảnh cũng là lĩnh vực thế mạnh của thành phố trong phát triển công nghiệp văn hóa. TP cũng đặt mục tiêu ngay trong giai đoạn 2021 - 2025, đưa TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước và khu vực. Giai đoạn 2026 - 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố một cách bền vững, được ứng dụng công nghệ tiên tiến; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của thành phố sẽ có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa của khu vực và thế giới. Xây dựng TP Hồ Chí Minh  trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, TP đã có một số thiết chế văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh như Bảo tàng Hồ Chí Minh; Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là nơi Bác từng theo học,... Thời gian tới, TP cần quan tâm quy hoạch xây dựng đề án riêng về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh gắn với Chiến lược phát triển ngành văn hóa TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2035, Đề án “Tổ chức Lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2020 - 2030”,…

Phát huy những thế mạnh có sẵn, TP Hồ Chí Minh xác định một số giải pháp ưu tiên phát triển ngành công nghiệp văn hóa là nghiên cứu đề xuất bổ sung vào quy hoạch của Thành phố sắp tới những vị trí phù hợp để vừa phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ở các khu vực trung tâm lớn cần quy hoạch ở các khu vực trung tâm và đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, tích hợp các tiện ích từ vui chơi giải trí, ẩm thực, điện ảnh,… Ở các khu vực khác, quy hoạch hướng tới vị trí có các làng nghề, các danh lam thắng cảnh,… ; vừa gắn kết và đẩy mạnh liên kết vùng để tạo động lực cho công nghiệp văn hóa phát triển theo chuỗi. Quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh phải chú ý liên kết với việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, Chiến lược phát triển ngành văn hóa TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035, Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố đến năm 2030.

 

Khánh Ngọc (t/h)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực