EVN thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng giá điện

Thứ bảy, 07/03/2015 09:08

(ĐCSVN) - Chiều ngày 6/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Họp báo trao đổi, thông tin với báo chí về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng giá điện. Đồng chí Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc (EVN) chủ trì cuộc Họp
  

 
   Đ/c Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc (EVN) chủ trì buổi Họp báo.

Ngày 5/3, Thường trực Chính phủ đồng ý tăng giá bán điện, theo đó đồng ý điều chỉnh giá bán điện tăng 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh và thời điểm điều chỉnh giá bán điện từ ngày, 16/3/2015.

Xung quanh vấn đề này nhiều câu hỏi được đặt ra nhằm làm rõ tại sao phải tăng giá bán điện… Trả lời câu hỏi trên đồng chí Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN và đại diện Cục điều tiết điện lực – Bộ Công thương đã cho biết; Với mức tăng 7,5%, việc điều chỉnh giá điện lần này đảm bảo các yêu cầu EVN không bị lỗ (nếu không điều chỉnh, năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng); giành một phần để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại (hiện còn khoảng 8.000 tỷ đồng); đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2%; và bảo đảm kiểm soát lạm phát khoảng 5%. Lý giải về các yếu tố chi phí sản xuất điện đồng chí Đinh Quang Tri, nhấn mạnh:

Thứ nhất
; các yếu tố làm giảm chi phí sản xuất điện: 1.657,8 tỷ đồng

- Do giá dầu trong nước bình quân từ ngày 1/8/2013 đến 31/1/2015 giảm so với giá dầu ngày 1/8/2013 làm giảm chi phí mua điện -219,2 tỷ đồng.

- Do giá dầu quốc tế bình quân từ ngày 1/8/2013 đến 31/1/2015 giảm so với giá dầu ngày 1/8/2013 làm giảm chi phí mua điện của các nhà máy nhiệt điện khí giảm -1.366,6 tỷ đồng.

Thứ hai:
các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất điện: 10.491 tỷ đồng

- Do giá than tăng từ ngày 22/7/2014 so với giá than ngày 1/8/2013 làm tăng chi phí phát điện 4.485 tỷ đồng.

- Do điều chỉnh giá khí trên bao tiêu (tính theo cơ chế thị trường bằng 0,46 giá dầu HFO quốc tế bình quân từ ngày 1/8/2013 đến 31/1/2015) làm tăng chi phí phát điện 3.532,8 tỷ đồng. Do tăng giá khí trong bao tiêu theo lộ trình làm tăng chi phí mua điện 557,1 tỷ đồng.

- Do tỷ giá bình quân từ ngày 1/8/2013 đến 31/1/2015 tăng so với tỷ giá ngày 1/8/2013 làm làm chi phí mua điện tăng 105,6 tỷ đồng.

- Do thuế tài nguyên nước tăng từ 2% tính trên giá bán lẻ điện bình quân lên 4% làm chi phí phát điện tăng 1.590 tỷ đồng.

- Do giá chi phí tránh được năm 2015 tăng (áp dụng cho các nhà máy thủy điện từ 30MW trở xuống) làm chi phí mua điện tăng 148,5 tỷ đồng. 

 Tổng cộng các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh điện là: 8.833 tỷ đồng. 

Ngoài ra một số các khoản chi phí khác như: Chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn: 1.019,16 tỷ đồng; Chi phí lắp đặt tụ bù để nâng cao chất lượng điện áp; ; Bổ sung chi phí môi trường rừng năm 2011, 2012 của các nhà máy đến 30MW: 166,52 tỷ đồng….; 

 Khoản chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2013 còn chưa phân bổ: 8.811 tỷ đồng. Theo PA giá điện được phê duyệt thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được phân bổ vào năm 2015 là khoảng 926 tỷ, số tiền chênh lệch còn lại được phân bổ vào các năm từ 2016 trở về sau là khoảng 7.880 tỷ đồng./. 

Trả lời câu hỏi tăng giá điện có đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ tăng, đồng chí Đinh Quang Tri cho biết; chất lượng dịch vụ là điều mà EVN luôn quan tâm, không chỉ tăng giá điện mà EVN mới quan tâm mà trước đó EVN đã quan tâm đến chất lượng dịch vụ như tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 khi có sự cố, đổi mới công nghệ đảm bảo đủ điện 24/24, hạn chế mất điện, không mất điện trên diện rộng; nâng cao tinh thần thái, độ trách nhiệm phục vụ../.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực