Gần 66 triệu người nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh

Thứ tư, 13/01/2021 09:02
(ĐCSVN) – Đến sáng 13/1, thế giới có tổng số 91.987.337 ca nhiễm và 1.968.599 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 661.886 và 15.683 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
Đã có 65.806.204 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh  (Ảnh minh họa: Reuters)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 13/1, đã có 65.806.204 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 24.212.534 ca bệnh đang điều trị, có 24.102.442 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 110.092 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm tới 221.992 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (61.804 ca) và Anh (45.533 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 4.258 ca, sau đó là Anh (1.243 ca) và Brazil (1.109 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng rất nhanh trong 24 giờ qua, khi có thêm 245.928 ca nhiễm COVID-19 và 5.225 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 26.663.888 và 562.162 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Với 23.368.096 ca nhiễm và 389.598 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.541.633 và 674.473 ca nhiễm, cùng 134.368 và 17.233 ca tử vong vì COVID-19.

Châu Âu là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới, hiện ở mức 26.379.821 ca, trong đó có 600.303 ca tử vong và 14.149.892 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 207.171 ca nhiễm và 6.264 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Anh, Pháp là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.448.203; 3.164.051 và 2.806.590 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Anh hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 83.203 ca, sau khi có thêm 1.243 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Italy (79.819 ca) và Pháp (68.802 ca).

Với 21.638.013 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 13/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 350.783 ca đã tử vong do COVID-19 và 20.095.407 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.494.811; 2.346.285 và 1.299.022 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 151.542; 23.152 và 56.360 ca.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 100.671 ca nhiễm và 1.793 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 14.134.293 ca và 379.709 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 61.804 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 8.195.637 vào thời điểm hiện tại, và 1.109 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 204.726 ca.

Tính đến sáng 13/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.121.398 ca, trong đó có 74.558 ca tử vong và 2.550.285 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.259.748 ca nhiễm và 34.334 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 13.105 ca nhiễm và 755 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 453.789 và 164.936 ca nhiễm bệnh cùng 7.784 và 5.343 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 49.203 ca nhiễm (tăng 86 ca) và 1.069 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 13 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.633 ca, trong đó 909 ca tử vong.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, châu Phi vừa đạt được thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ COVAX - cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine phòng COVID-19 do WHO khởi xướng nhằm huy động nguồn kinh phí sản xuất và phân phối vaccine cho các nước nghèo. Dự kiến, trong ngày 13/1, Chủ tịch AU đồng thời là Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ chính thức công bố kế hoạch tiếp nhận và phân phối lô vaccine này. Theo kế hoạch, châu lục 1,3 tỷ dân sẽ tiếp nhận tổng cộng 600 triệu liều vaccine từ COVAX./.

Khánh Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực