Châu Á vẫn là tâm điểm của đại dịch COVID-19 trên thế giới

Thứ hai, 19/07/2021 09:36
(ĐCSVN) – Đến sáng 19/7, thế giới có tổng số 191.196.065 ca nhiễm và 4.105.374 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 441.285 và 6.700 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Anh là quốc gia có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất với 48.161 ca nhiễm mới; trong khi Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất thế giới với 1.093 ca chỉ trong một ngày qua.
leftcenterrightdel
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 28/4/2021. (Ảnh:  AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 19/7, đã có 174.149.050 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 12.941.641 ca bệnh đang điều trị, có 12.861.110 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 80.531 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 59.035.126 ca. Trong đó, 842.946 ca đã tử vong do COVID-19 và 55.724.560 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 31.143.595; 5.529.719 và 3.523.263 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 414.141; 50.554 và 87.161 ca.

Với 49.799.659 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 19/7, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.119.832 ca tử vong và 46.163.391 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 109.803 ca nhiễm và 853 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Pháp và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.958.133; 5.867.730 và 5.433.939 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Nga hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 148.419 ca, sau khi có thêm 764 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (128.708 ca) và Italy (127.867 ca).

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 30.156 ca nhiễm COVID-19 và 364 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 41.394.779 và 929.050 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 34.963.907 ca nhiễm và 624.746 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.654.699 và 1.423.177 ca nhiễm, cùng 236.240 và 26.499 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 62.740 ca nhiễm và 1.709 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 34.591.919 ca và 1.053.836 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 34.126 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 19.376.574 vào thời điểm hiện tại, và 939 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 542.262 ca.

Tính đến sáng 19/7, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 6.284.603 ca, trong đó có 158.329 ca tử vong và 5.463.367 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 2.295.095 ca nhiễm và 66.859 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 11.215 ca nhiễm và 183 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 557.632 và 546.233 ca nhiễm bệnh cùng 9.450 và 17.527 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 89.258 ca nhiễm (tăng 1.183 ca) và 1.369 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 14 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 129 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 31.899 ca, trong đó 914 ca tử vong (tăng 1 ca).

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến thể Delta, các quốc gia trên thế giới đang không ngừng đẩy nhanh quá trình tiêm chủng.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại khu vực này đã được đẩy nhanh và hiện EU đã vượt Mỹ về tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân. Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội địa Thierry Breton cho biết trong tuần này, EU đã vượt Mỹ về tỷ lệ người dân được tiêm vaccine và hiện trở thành châu lục có số người được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới./.

Khánh Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực