|
Người dân đi dạo dưới những tán hoa anh đào nở rộ trên đồi Lâu Đài ở Budapest, Hungary, ngày 21/4/2022 (Ảnh: Xinhua) |
Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 22/4 cho thấy, hiện toàn thế giới có 459.870.426 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 41.494.974 ca bệnh đang điều trị thì có 41.453.055 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 41.919 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.
Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 188.274.688 trường hợp, trong đó có 1.805.275 ca tử vong và 171.403.284 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu đứng đầu thế giới về số ca mắc mới COVID-19, với 433.789 trường hợp.
Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 22/4 là 97.691.770 trường hợp, trong đó có 1.455.486 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 82.543.784 ca nhiễm và 1.017.521 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.
Hãng dược phẩm Moderna đang có kế hoạch vào cuối tháng này nộp đơn lên cơ quan quản lý y tế Mỹ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 bào chế cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Omicron là biến thể chủ đạo trong khi Moderna tiến hành các cuộc thử nghiệm về hiệu quả của vaccine đối với trẻ em. Theo hãng được phẩn Mỹ, phác đồ tiêm 2 liều vaccine của Moderna có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm khoảng 38% ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi, trong khi tỉ lệ này ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 44%.
Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 146.426.106 trường hợp, với 1.417.932 ca tử vong và 124.775.918 ca điều trị khỏi. Trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19 có dấu hiệu giảm đáng kể, nhiều nước trong khu vực tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt để từng bước quay trở lại cuộc sống bình thường mới.
Hiện các nhà chức trách Thái Lan đang xem xét nới lỏng hơn nữa các hạn chế về nhập cảnh, kể cả việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người chưa được tiêm chủng và điều chỉnh chương trình “Xét nghiệm và Lên đường” (Test & Go) dành cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, Hàn Quốc đang từng bước đưa việc dạy và học trở lại bình thường khi số ca mắc đã giảm xuống dưới 100.000 ca/ngày. Bắt đầu từ ngày 1/5, tất cả học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn Hàn Quốc sẽ trở lại trường học trực tiếp, với chương trình các môn học và hoạt động ngoại khóa như bình thường. Việc xét nghiệm COVID-19 cũng sẽ được thay đổi thành tự nguyện.
Tính đến sáng 22/4, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 11.853.971 và 253.659 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.750.830 ca nhiễm COVID-19 và 100.276 ca tử vong vì dịch bệnh. Hiện biến thể Deltacron đang là nguyên nhân gây nên nhiều ca nhiễm ở Nam Phi.
Tại châu Phi, Tổng thống Mozambique Felipe Nyusi đã gỡ bỏ tình trạng thảm họa mà nước này áp dụng 19 tháng qua để kiểm soát dịch COVID-19. Theo số liệu thống kê, tính đến nay, 13,7 triệu người dân Mozambique, tương đương 90% dân số đủ điều kiện tiêm chủng, đã hoàn thành chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nhà lãnh đạo Mozambique tin tưởng rằng việc gỡ bỏ biện pháp phòng dịch hiện là thời điểm thích hợp để đảm bảo cân bằng giữa y tế và kinh tế.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 65.137 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 54.558 ca. Hiện khu vực này có tổng số 6.713.743 trường hợp ca mắc COVID-19, với 10.159 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 5.563.871 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 861.118 ca./.