|
Khu chợ bán sỉ ở Bắc Kinh - nơi xuất hiện ổ dịch COVID-19 mới sau gần 2 tháng - Ảnh: CGTN |
Trong số 3.444.882 ca đang điều trị thì có 3.390.760 (chiếm 98%) ca ở thể nhẹ, 54.122 ca (chiếm 2%) còn lại đang trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan ra 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cụ thể, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 2.205.848 trường hợp, trong đó có 182.868 ca tử vong và 1.167.666 ca được điều trị khỏi. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng danh sách, Nga, Anh và Tây Ban Nha tiếp tục là 3 nước bị tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu Âu, lần lượt với 528.964; 295.889 và 291.008 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Anh hiện là nước có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất tại cựu lục địa, với 41.689 ca, tiếp theo sau là Italy và Pháp với lần lượt là 34.345 và 29.407 trường hợp.
Tính tới thời điểm hiện tại, khu vực Bắc Mỹ ghi nhận 2.481.351 ca nhiễm và 144.974 ca tử vong vì COVID-19. Số ca bình phục sau dịch bệnh là 1.069.971 còn số ca đang điều trị là 1.266.406 trường hợp. Sau nhiều tuần dẫn đầu bảng thống kê, Mỹ tiếp tục là ổ dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với 2.162.144 ca nhiễm và 117.853 ca tử vong vì COVID-19. Tiếp đến là Mexico và Canada, với lần lượt 142.690 và 98.787 ca nhiễm COVID-19.
Tại châu Á, trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 49 ca nhiễm COVID-19, tất cả đều ở Trung Quốc. Với lần lượt 83.181 ca nhiễm COVID-19 tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang đứng thứ 7 trong bảng thống kê của worldometers.info về số các ca nhiễm COVID-19 trong khu vực. Sau gần 2 tháng không có ca nhiễm mới trong cộng đồng,Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm qua báo cáo 36 ca mắc COVID-19 mới, tất cả đều liên quan đến khu chợ bán buôn thực phẩm lớn nhất thành phố. Trong số bệnh nhân có 27 người làm ở chợ thực phẩm Xinfadi và 9 người tiếp xúc khu vực này. Một người cũng nhiễm virus corona nhưng không có triệu chứng, nên không được tính vào tổng số bệnh nhân theo quy định của Trung Quốc.
Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 1.617.233 trường hợp, với 40.248 ca tử vong và 990.475 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 586.510 ca bệnh đang điều trị thì có 15.516 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là 3 nước đứng đầu bảng thống kê của worldometers.info tại châu Á, với lần lượt số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được tới thời điểm hiện tại là 333.008; 187.427 và 178.239 trường hợp.
Sau khi ghi nhận thêm 74 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, tính tới sáng 15/6, Nam Mỹ có 1.425.770 ca nhiễm và 60.458 ca tử vong vì COVID-19. Hiện Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Peru, Chile và Colombia…với lần lượt 867.882; 229.736; 174.293; 50.939 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 15/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 244.578 trường hợp, trong đó có 6.490 ca tử vong và 112.243 ca bình phục. Trong tổng số 125.845 ca đang điều trị thì có 515 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 70.038 ca nhiễm COVID-19 và 1.480 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp theo sau là Ai Cập, Nigeria và Ghana, với lần lượt 44.598; 16.085 và 11.964 ca nhiễm bệnh.
Cho đến nay, châu Đại Dương có tổng cộng 8.931 ca nhiễm và 124 ca tử vong vì COVID-19 – trong số này thì Australia chiếm tới 102 ca (tương đương khoảng 82%) và 22 ca còn lại ở New Zealand. Như vậy, đã nhiều ngày liên tiếp khu vực này không ghi nhận thêm ca tử vong vì COVID-19. Tổng số ca bình phục tại khu vực này tính tới thời điểm hiện tại là 8.426 trường hợp. Trong tổng số 381 ca nhiễm COVID-19 đang được điều trị thì có 3 ca trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Australia tiếp tục là nước có nhiều số ca nhiễm COVID-19 nhất trong khu vực, với tổng số 7.320 ca ghi nhận được tính tới thời điểm hiện tại, tiếp theo sau là New Zealand với 1.504 ca nhiễm./.