Thế giới có hơn 6.000 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua

Thứ bảy, 15/01/2022 07:01
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) – Tính đến sáng ngày 15/1/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 323.499.613 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 5.544.998 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.726.990 ca nhiễm mới và 6.037 ca tử vong vì dịch bệnh.
 Dịch COVID-19 hiện đang lan rộng trên khắp Nhật Bản, đặc biệt ở các đô thị lớn. (Ảnh: Kyodo)
Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới khi chứng kiến số ca nhiễm mới tăng mạnh tại nhiều quốc gia trong khu vực. Châu lục này hiện ghi nhận 102.418.434 ca mắc COVID-19, trong đó 1.568.150 ca tử vong. Hết ngày 14/1, châu Âu ghi nhận 1.199.539 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 3.008 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Thụy Điển, nơi đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 4 dịch COVID-19, chính phủ nước này thông báo Thủ tướng Magdalena Andersson có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong tháng này, nhiều lần Thụy Điển ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất từ trước đến nay, gây áp lực đối với hệ thống y tế, buộc nhà chức trách phải tái áp đặt nhiều biện pháp hạn chế. Theo cơ quan y tế Thụy Điển, số ca mắc mới COVID-19, hiện đang ở mức khoảng 25.000 ca/ngày, có thể đạt đỉnh vào cuối tháng này, lên tới gần 70.000 ca/ngày. Quốc gia này hiện ghi nhận 1.560.363 ca nhiễm COVID-19, trong đó 15.470 ca tử vong vì dịch bệnh.

Châu Á đã ghi nhận tổng cộng 89.251.001 ca nhiễm và 1.268.996 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 494.547 ca mắc và 668 trường hợp tử vong mới vì đại dịch.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và thứ 2 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 36.821.704 ca mắc COVID-19, trong đó 485.350 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 239.575 ca. Tiếp đó là Thổ Nhĩ Kỳ (67.857 ca); Philippines (37.207 ca); Israel (23.477 ca); Nhật Bản (17.940 ca)…

Hiện, dịch COVID-19 cũng đang lan rộng trên khắp Nhật Bản, đặc biệt ở các đô thị lớn. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới ở Nhật Bản là do biến thể Omicron. Sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới đang ảnh hưởng tới hệ thống y tế của nhiều khu vực. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với các nhân viên y tế được xác định có tiếp xúc gần với những người nhiễm Omicron từ 14 ngày xuống còn 6 ngày.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 77.150.163 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.272.092 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 65.747.814 ca nhiễm COVID-19, trong đó 870.587 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (501.632 ca); Mexico (43.523 ca); Canada (23.121 ca)…

Ngày 14/1, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Nhà Trắng sẽ cho ra mắt một trang web mới vào ngày 19/1 để cung cấp 500 triệu bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí tới tận nhà người dân. Theo đó, mỗi hộ gia đình có thể đăng ký nhận 4 bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 từ lô hàng 500 triệu bộ xét nghiệm COVID-19 mà chính phủ Mỹ đặt mua thêm để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm gia tăng trên cả nước do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron.

Trước đó, Tổng thống Joe Biden đã cam kết mua thêm 500 triệu bộ xét nghiệm nhanh COVID-19, nâng tổng số lên 1 tỷ bộ để cung cấp miễn phí cho người dân. Song song với đó, chính phủ cũng sẽ điều động đội ngũ quân y đến hỗ trợ 6 bang đang bị quá tải bệnh nhân COVID-19, gồm New York, New Jersey, Ohio, Rhode Island, Michigan và New Mexico. Tháng trước, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị sẵn sàng cho phương án triển khai 1.000 quân y đến các bệnh viện trên cả nước trong hai tháng đầu năm 2022.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 42.562.890 ca, trong đó 1.197.208 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.927.203 ca nhiễm, trong đó 620.796 ca tử vong vì COVID-19. Xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh gồm Argentina, Colombia, Peru, Chile…

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 10.409.123 ca nhiễm, trong đó 233.665 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.552.043 ca nhiễm COVID-19, trong đó 93.117 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 1.707.281 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.872 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 5 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (134.508 ca); New Zealand (60 ca); Papua New Guinea (3 ca); New Celadonia (172 ca) và Palau (16 ca)./.

Hoài Hà

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực