Bão số 10 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản

Thứ hai, 18/09/2017 18:29
(ĐCSVN) - Theo báo cáo nhanh ngày 18/9 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, bão số 10 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Bão số 10 gây nhiều thiệt hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Ảnh: dangcongsan.vn)

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, thiệt hại tính đến 17h00 ngày 17/9 như sau: Về người: Người chết 6 người, trong đó: Thanh Hóa: 2 người; Nghệ An: 1 người; Quảng Bình: 2 người; Thừa Thiên - Huế: 1 người. Người bị thương: 215 người (Nam Định: 11 người; Nghệ An: 1 người; Hà Tĩnh: 9 người; Quảng Bình: 180 người; Quảng Trị; 1 người; Thừa Thiên - Huế: 3 người).

Về nhà cửa: Nhà bị sập: 819 nhà (Thanh Hóa: 53 nhà; Nghệ An: 4; Hà Tĩnh 339; Quảng Bình: 243 nhà; Quảng Trị: 19 nhà; Thừa Thiên - Huế: 161 nhà). Nhà bị tốc mái, hư hỏng: 192.556 nhà (tăng 39.957 nhà), trong đó: Thanh Hóa: 10 nhà (tăng 8 nhà); Nghệ An: 725 nhà; Hà Tĩnh: 92.912 nhà (tăng 23.800 nhà); Quảng Bình: 95.443 nhà (tăng 15.971 nhà); Quảng Trị: 2.474 nhà (tăng 253 nhà); Thừa Thiên - Huế: 950 nhà (giảm 107 nhà). Nhà bị ngập: 11.018 nhà, trong đó: Thanh Hóa: 381 nhà; Hà Tĩnh: 4.699 nhà; Quảng Bình: 5.909 nhà; Quảng Trị: 29 nhà. Đến nay nước đã rút.

Về tàu thuyền: 18 tàu cá (công suất >20CV) bị chìm (Thanh Hóa: 1; Quảng Bình: 11; Quảng Ngãi: 6). 53 thuyền nhỏ bị chìm, cuốn trôi (Thanh Hóa: 37; Thừa Thiên - Huế: 15).

Về đê điều: Đê biển: Tổng số sự cố: 33 sự cố (Hải Phòng: 1; Nam Định: 12; Ninh Bình: 1; Thanh Hóa: 1; Nghệ An: 5; Hà Tĩnh: 3; Quảng Bình: 1; Quảng Trị: 1; Thừa Thiên - Huế: 2). Đê sông: Tổng số sự cố: 21 (Hải Phòng: 2; Thái Bình: 3; Nam Định: 8; Thanh Hóa: 5; Nghệ An: 1; Thừa Thiên - Huế: 2).

Về nông nghiệp, lâm nghiệp: Lúa bị ngập: 11.324 ha (Hòa Bình: 50ha; Vĩnh Phúc: 6,38ha; Hải Phòng: 130ha; Thái Bình: 1.000ha; Nam Định: 5.140ha; Thanh Hóa: 3.303ha; Nghệ An: 494ha; Hà Tĩnh: 1.000ha; Quảng Trị: 201ha). Hoa màu bị ngập: 8.277 ha, (Hòa Bình: 24,5ha; Vĩnh Phúc: 137ha; Hải Phòng: 70ha; Nam Định: 990ha; Thanh Hóa: 1.090ha; Nghệ An: 2.725ha; Quảng Bình: 5.185ha; Quảng Trị: 631ha; Thừa Thiên - Huế: 87ha). Cây trồng lâu năm bị gãy đổ, giảm năng suất: 12.472ha (Nam Định: 5ha; Nghệ An: 84ha; Quảng Bình: 8.069ha; Quảng Trị: 4.312ha; Thừa Thiên - Huế: 2ha). Cây trồng hàng năm, cây ăn quả bị gãy đổ, giảm năng suất: 11.077ha (Thanh Hóa: 659ha; Nghệ An: 266ha; Quảng Bình: 8.473ha; Quảng Trị: 1.538ha). Về thủy sản: 13.774 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.

Về giao thông: 141m đường quốc lộ; 51.521m đường giao thông địa phương; 27 cầu, 19 cống bị sạt lở, hư hỏng. Về thủy lợi: 41.438m kênh mương bị sạt lở (Thanh Hóa: 213m; Nghệ An: 22.469m; Quảng Trị: 9.226m; Thừa Thiên - Huế: 30m); 18 đập thủy lợi loại nhỏ bị sạt lở, hư hỏng (Thanh Hóa: 3 đập; Nghệ An: 8 đập; Quảng Bình: 7 đập).

Thiệt hại do dông, lốc, sét: Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa vào trưa ngày 16/9/2017 trên địa bàn xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống xảy ra dông, lốc làm chết 1 người (Bà Phạm Thị Thi, sinh năm 1957 bị chết do sét đánh).

Về lũ trên sông Thao, sông Hoàng Long, sông Cầu và các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh: Lũ trên sông Thao (Yên Bái), sông Hoàng Long (Ninh Bình), sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), hạ lưu sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đã đạt đỉnh và đang xuống. Đỉnh lũ các sông như sau: Sông Thao tại Yên Bái: 31,75m (3h17/9), dưới báo động 3 là 0,25m; sông Hoàng Long tại Bến Đế: 3,63m lúc 17h ngày 16/9, trên báo động 2: 0,13m; sông Bưởi tại Kim Tân: 10,70m (1h ngày 17/9), dưới báo động 2 0,3m; sông Mã tại Lý Nhân: 8,36m (19h ngày 16/9), dưới báo động 1 là 1,14m; sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt: 7,10m (21h ngày 16/9), dưới báo động 1: 0,4m. Lũ trên sông Cầu (Thái Nguyên), sông Cả (Nghệ An) dưới báo động 1 và biến đổi chậm.

Về công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả: Ngày 17/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức đoàn công tác khảo sát, đánh giá tình hình, thiệt hại do bão để rút kinh nghiệm về phương án chỉ đạo ứng phó và phương án xử lý sự cố đê biển.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ sau bão, tổng hợp tình hình, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả của bão và tổng hợp thiệt hại.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tiếp tục huy động lực lượng, vật tư, phương tiện và tổ chức các đoàn công tác trực tiếp xuống các địa bàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão và tổ chức thống kê, tổng hợp thiệt hại.

Các tỉnh Bắc Bộ ngày 16/9 vận hành 1.704 máy bơm/325 trạm bơm tiêu và các công trình thủy lợi để tiêu nước chống úng ngập. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp tiếp tục huy động lực lượng giúp người dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp cây đổ, vệ sinh môi trường để sớm ổn định đời sống và sản xuất, khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc; sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều bị sạt lở và hư hỏng.

Những công việc triển khai tiếp theo: Tiếp tục rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại do mưa bão gây ra, tổ chức vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh phát sinh. Xác định nhu cầu hỗ trợ nhất là về giống lúa hoa màu, cơ số thuốc để kịp thời hỗ trợ sớm phục hồi sản xuất và sinh hoạt. Khôi phục, sửa chữa hệ thống điện, thông tin truyền thông, hệ thống đê điều và hệ thống cơ sở hạ tầng khác. Tiếp tục kiểm tra đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các trọng điểm xung yếu, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước do địa phương quản lý./.

Đặng Hiếu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực