Năm nay Hội chữ xuân 2017 tổ chức tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.
Hội chữ quy tụ khoảng 100 ông đồ từ 13 câu lạc bộ Thư pháp và một số hoạt động tự do. Được biết những ông đồ đều đã qua sát hạch từ các năm trước. Năm nay, hội chữ không tổ chức khảo tuyển nữa mà thẩm định trình độ của những người "thi vớt" năm 2016 với số lượng ít.
Từ xa xưa người Việt đã có tục xin chữ đầu năm với mong muốn cho con cái, hay bản thân thành công trong “sự học”, hoặc nhìn chữ để tu tâm sửa tính, rèn nết ăn nết ở.
Hình ảnh trong câu thơ: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già… tái hiện phần nào trên Hội chữ xuân Đinh Dậu.
Trong không gian xưa các thầy đồ và người dân có cơ hội giao lưu, tìm hiểu hay học hỏi những nét tinh túy của nghệ thuật thư pháp.
Bài thơ “Ông Đồ” nổi tiếng của tác giả Vũ Đình Liên được thể hiện bằng nghệ thuật thư pháp trong khuôn viên Hội chữ.
Một chữ “Phúc” được viết với giá 250 ngàn đồng, phản ánh tính chân thiện mỹ trong cuộc sống và cái tâm của người cho chữ.
Bộ chữ “câu đối Tết” được bà đồ thể hiện công phu với giá bán 1 triệu đồng/bức.
Đến Hội chữ người ta còn thấy loại bút viết ngỡ như đã tuyệt tích, đó là những cây bút lông cỡ lớn thường dùng viết mực Tàu, để tạo nên những nét chữ bay bướm...
“ông đồ” thời hiện đại không chỉ là những người già, còn có những bạn trẻ của các trường mỹ thuật mê vẽ chữ…
… còn người đi xin chữ cũng đa phần là các bạn trẻ tìm đến để cảm nhận không khí Tết xưa.
Hội chữ xuân Đinh Dậu 2017 còn diễn ra nhiều hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật dân gian, triển lãm thư pháp chủ đề “tôn sư trọng đạo”, giới thiệu một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, hát xoan, ca trù, ví dặm…
Du khách nước ngoài cũng rất thích thú với giấy đỏ, mực tàu, họ đến để chiêm ngưỡng một phong tục đẹp đậm chất Á Đông của người Hà Nội.