Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê

Thứ hai, 25/10/2021 23:00
(ĐCSVN)- Luật Thống kê được xây dựng nhằm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030; giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; xây dựng cơ sở pháp lý để thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia; và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê 

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, chiều 25/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. 

Luật Thống kê được xây dựng nhằm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030; giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; xây dựng cơ sở pháp lý để thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia; và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.

Phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê gồm quy trình biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP); về công bố thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia.

So với danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê số 89/2015/QH13, danh mục chỉ tiêu thống kê lần này sửa tên 3 nhóm chỉ tiêu: nhóm “07. Tiền tệ và bảo hiểm” thành “07. Tiền tệ, bảo hiểm và chứng khoán”; nhóm “11. Giá cả” thành “11. Chỉ số giá”; nhóm “13. Công nghệ thông tin và truyền thông” sửa tên thành “13. Công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông và truyền thông”.

Về chỉ tiêu, giữ nguyên 129 chỉ tiêu thống kê do vẫn còn phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi và bảo đảm phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới; sửa tên 46 chỉ tiêu thống kê để phù hợp tình hình thực tế và văn bản pháp luật chuyên ngành đồng thời bảo đảm so sánh quốc tế; bổ sung 47 chỉ tiêu thống kê để phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ được ban hành trong thời gian gần đây; và bỏ 11 chỉ tiêu thống kê không còn phù hợp với thực tế, không bảo đảm tính khả thi hoặc đã có trong nội dung của chỉ tiêu thống kê khác.

Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia đã cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới trong thời gian gần đây; cập nhật, quy định các chỉ tiêu thống kê phản ánh quan hệ hội nhập quốc tế, phù hợp các cam kết quốc tế của Việt Nam; cập nhật các chỉ tiêu thống kê phản ánh, dự báo, đo lường sự phát triển của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế bao trùm; cập nhật, quy định các chỉ tiêu thống kê về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; các chỉ tiêu thống kê phản ánh liên kết vùng và nhóm yếu thế.

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng nhấn mạnh đến các chỉ tiêu liên quan đến kinh tế số, vùng và liên kết vùng. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, dù số chỉ tiêu khá nhiều vẫn thiếu các chỉ tiêu mang tính đo lường tổng hợp.

Cụ thể, có 23 chỉ tiêu kinh tế số, chuyển đổi số, xã hội số nhưng chưa thể hiện rõ nét về đo lường kinh tế số; hay chưa có giải trình cụ thể và thuyết phục về việc không đưa chỉ tiêu “Tỷ lệ các nền tảng số đang hoạt động trên thị trường Việt Nam” hay thay đổi chỉ tiêu “Tỷ lệ chi cho chuyển đổi số”.

Hoặc có tới 130 chỉ tiêu liên quan đến vùng và liên kết vùng nhưng nhiều chỉ tiêu chỉ dừng ở mức phản ánh thực trạng về dân số, lao động, việc làm, sản lượng (phản ánh về lượng)… của vùng, rất khó phản ánh và đo lường mức độ phát triển kinh tế vùng hay mức độ liên kết kinh tế trong vùng và giữa các vùng, mức độ phát triển và đóng góp của kinh tế đô thị, phản ánh về chất…

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) 

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh số liệu thống kê là vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay càng quan trọng hơn vì trong tất cả các lĩnh vực, từ hoạch định chiến lược kinh doanh, phát triển kinh tế, hay trong các công tác xã hội, phòng, chống dịch bệnh, các quyết sách có kịp thời của nhà nước, của các nhà kinh doanh đều cần có những dữ liệu, số liệu thống kê. “Bối cảnh phòng, chống dịch thời gian qua cho thấy rất rõ, không thể dùng số liệu thống kê trong báo cáo trước đó một quý để đưa ra các quyết định, mà đó phải là những con số nóng, kịp thời, được cập nhật từng ngày, từng giờ” – đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích.

Từ ví dụ trên, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: Số liệu thống kê hiện nay không chỉ còn là những con số khô khan mà thực sự là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ kỳ vọng đợt sửa đổi Luật Thống kê lần này sẽ là lần sửa đổi căn bản, sẽ luật hóa, nâng cấp việc kê khai, thống kê bằng công nghê%3ḅ số để hình thành lên kho dữ liê%3ḅu quốc gia, thống kê về tất cả những thông tin kinh tế – xã hội.

“Nếu làm việc đó sẽ là tiền đề của việc chuyển đổi số quốc gia, là điều kiê%3ḅn tiên quyết để phát triển nền kinh tế số”, đại biểu nhấn mạnh. “Nếu chuyển được từ phương thức thống kê truyền thống trước đây sang phương thức thống kê công nghê%3ḅ số thì bất kể sự biến động, thay đổi nào của kinh tế – xã hội sẽ được cập nhật trên hê%3ḅ thống thông tin quốc gia, hình thành lên bô%3ḅ dữ liệu số quốc gia”, đại biểu Hoàng Văn Cường lý giải.

Khi đó, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, các cuộc điều tra quốc gia theo phương thức thống kê truyền thống trước đây sẽ bớt rất nhiều công sức, giấy mực không còn cần thiết nữa mà còn bảo đảm đô%3ḅ chính xác cao.

Đặc biệt, với kho dữ liệu số như thế, bất kỳ thời điểm nào cơ quan thống kê cũng trích xuất được các chỉ tiêu thống kê khi nhà nước cần. Thậm chí bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào yêu cầu thì cơ quan thống kê cũng cung cấp được ngay, và cũng không chỉ giới hạn trong 222 chỉ tiêu thống kê như trong dự thảo luật. “Nếu các cơ quan thống kê làm được sẽ như đang nắm giữ một kho dữ liệu tài nguyên số, một nguồn tài nguyên quý giá, một “mỏ vàng lô%3ḅ thiên”, không mất công đào bới mà chỉ cần một cú click chuột là có thể tìm thấy số liệu, biểu mẫu thống kê, đáp ứng được nhu cầu của người dùng”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Với mong muốn như trên, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng điều này chưa được thể hiện trong dự thảo luật, mà dự thảo luật mới chỉ tập trung vào thay đổi chỉ tiêu thống kê mà thôi, nâng từ 186 chỉ tiêu lên 222 chỉ tiêu quốc gia. “Việc nâng dù chỉ một chỉ tiêu cũng tiêu tốn nhiều tỷ đồng. Nếu duy trì phương thức thống kê như cũ thì với đòi hỏi của các cơ quan, bô%3ḅ ngành thì cơ quan thống kê không thể thực hiện được”, đại biểu nói.

Việc sửa Luật Thống kê lần này, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị nên sửa đổi ngay từ phương thức thu thập các thông tin thống kê, áp dụng các phương thức số hóa để từ đó hình thành các kho dữ liệu thống kê, là khởi đầu của chuyển đổi số quốc gia. “Ngành thống kê mà không đi đầu trong chuyển đổi số thì không thúc đẩy các ngành khác chuyển đổi số được, không có cơ sở để thực hiện tiên quyết nền kinh tế số như nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra”, đại biểu nhấn mạnh.

Tại hội trường, tiếp thu, giải trình thêm về những vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ rất ý thức và cố gắng ở mức độ cao nhất, để rút ngắn thời gian thống kê, giảm chi phí, như hiện nay nhiều công việc thống kê đã không dùng giấy nữa. “Chúng tôi tiếp thu ý kiến và sẽ cố gắng dùng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả thống kê”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Cũng góp ý về dự thảo luật, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung thêm các chỉ tiêu thống kê, trong đó có số liệu về nhóm người yếu thế như trẻ em, phụ nữ.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (đoàn Vĩnh Long) đề xuất cần bổ sung thống kê tỉ lệ trẻ em nghèo, yếu thế để có những giải pháp ngăn ngừa xâm phạm trẻ em, cơ sở để hoạch định chiến sách trẻ em khi bị tác động tiêu cực của thiên tai dịch bệnh. “Chẳng hạn dịch COVID-19 đã làm hơn 2.000 trẻ mồ côi, không nơi nương tựa và dự báo sẽ gây tác động tiêu cực lâu dài đến với sự phát triển của trẻ em.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang đề nghị cần luật hóa, đưa vào danh mục thống kê với nhóm đối tượng này để làm cơ sở định hướng thực hiện các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến trẻ em Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia”-  đại biểu Nguyễn Minh Trang nhấn mạnh.

Minh Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực