Thông cáo báo chí số 22 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV

Thứ ba, 28/11/2023 18:32
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Thứ Ba, ngày 28/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp chiều 28/11  

Buổi sáng

1. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 469 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.94% tổng số ĐBQH); có 465 đại biểu tán thành (bằng 94.13% tổng số ĐBQH); có 03 đại biểu không tán thành (bằng 0.61% tổng số ĐBQH); có 01 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.20% tổng số ĐBQH).

2. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Tại phiên thảo luận đã có 26 đại biểu phát biểu, 01 đại biểu tranh luận; ý kiến các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: phạm vi sửa đổi Luật; phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh trùng lắp với các luật chuyên ngành; giải thích từ ngữ, khái niệm tài sản đấu giá; giá khởi điểm tài sản đấu giá, giám định tài sản đấu giá; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; các hành vi bị nghiêm cấm; Cổng đấu giá tài sản quốc gia; quy định về đăng ký tham gia đấu giá, tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước; các hình thức đấu giá; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá và của người trúng đấu giá; thông báo công khai việc đấu giá tài sản; xử lý các vi phạm trong đấu giá; quy định về đấu giá viên; quản lý Nhà nước trong đấu giá; các điều khoản thi hành và điều khoản chuyển tiếp; trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ;...

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

1. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 467 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.53% tổng số ĐBQH); có 464 đại biểu tán thành (bằng 93.93% tổng số ĐBQH); có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0.20% tổng số ĐBQH); có 02 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.40% tổng số ĐBQH).

2. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93.72% tổng số ĐBQH); có 386 đại biểu tán thành (bằng 78.14% tổng số ĐBQH); có 61 đại biểu không tán thành (bằng 12.35% tổng số ĐBQH); có 16 đại biểu không biểu quyết (bằng 3.24% tổng số ĐBQH).

3. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Tại phiên thảo luận đã có 13 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (CNQP, AN và ĐVCN). Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; giải thích từ ngữ; nguyên tắc xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN; các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN; nguyên tắc, căn cứ, nội dung lập quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP, CNAN; quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP, CNAN; yêu cầu, nội dung quản lý sản xuất quốc phòng, an ninh; về giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đối với cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN; phát triển CNQP, AN theo hướng lưỡng dụng; nguồn vốn cho phát triển CNQP, AN; cơ chế, chính sách trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ CNQP, AN; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động CNQP, AN; nguyên tắc tổ chức hoạt động CNQP, CNAN; chế độ, chính sách trong CNQP, AN và ĐVCN; chế độ, chính sách trong CNQP, AN và ĐVCN; trách nhiệm quản lý nhà nước về CNQP, AN và ĐVCN; …

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ Tư, ngày 29/11/2023: Sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Từ 9 giờ 00: Quốc hội hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua: Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực