Rừng suy giảm, báo động lối sống của con người với thiên nhiên

Thứ tư, 13/09/2023 15:57
(ĐCSVN)- Năm 2021, cả nước trồng được 277.830ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, tăng 0,01%, tương ứng tăng khoảng 3.300ha, so với năm 2020. Tuy nhiên bên cạnh đó là các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, đã khiến các quần thể động vật hoang dã giảm mạnh, đẩy thiên nhiên vào tình trạng ‘rơi tự do’, rất khó để cân bằng lại.
Hậu quả của nạn chặt phá rừng ngày càng nghiêm trong.
Diện tích rừng ngày càng giảm 
  
Theo kế hoạch đề ra, từ năm 2022-2025, cả nước trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm. Ngoài ra, cả nước thu được 3.115 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, đạt 111% kế hoạch thu năm và tăng 20% so với năm 2020.

Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800ha, trong đó, rừng bị cháy khoảng 13.700ha, còn lại do bị chặt phá trái phép. Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 13% so với năm 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229ha, tăng 527ha. Qua đây cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm so với những năm trước đây nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn hecta biến mất.

Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật.

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, tổng diện tích có rừng của khu vực này là gần 2,6 triệu hecta, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 45,9%. Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, tịch thu 9.898m3 gỗ các loại.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng đang tác động, làm mất một diện tích rừng rất lớn do bị cháy, sạt lở rừng ven biển. Chỉ riêng ở Cà Mau 10 năm qua đã mất gần 5.000ha rừng phòng hộ ven biển. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau, giai đoạn 2011-2020, tỉnh này mất khoảng 4.950ha rừng ven biển. 

Việt Nam hiện có khoảng 200.000ha rừng ngập mặn, đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn trong nước đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng do thu hẹp về diện tích vì tình trạng khai thác, chặt phá rừng vẫn còn diễn ra. Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.

Theo kế hoạch đề ra, từ năm 2022-2025, cả nước trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm, trong đó, cây xanh phân tán 142,5 triệu cây, tăng 1,8 lần so với năm 2020. Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/4/2021 đã chỉ rõ, đến hết năm 2025, cả nước trồng 1 tỷ cây xanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 42%. Ngành lâm nghiệp định hướng đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng.

Đây là tiền đề để ngành lâm nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số, giữ vững quốc phòng, an ninh và thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

Sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam

Có thể thấy các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, đã khiến các quần thể động vật hoang dã giảm mạnh, đẩy thiên nhiên vào tình trạng ‘rơi tự do’, rất khó để cân bằng lại. Mà trực tiếp là kéo theo sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam. Và qua thực tế có thể thấy 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau: 

- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. 

- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. 

- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. 

- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa. 

*Nguyên nhân trực tiếp 

- Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ 1986-1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm. Thêm vào đó, khoảng 1-2 triệu m3 gỗ được khai thác ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì mỗi năm bị mất đi khoảng 80.000 ha rừng. Ngoài ra,, nạn chặt gỗ trái phép thường xảy ra ở khắp nơi, kể cả ở trong các khu rừng bảo vệ. Hậu quả là rừng có chất lượng bị cạn kiệt nhanh chóng. 

- Khai thác củi: Theo thống kê, trong phạm vi toàn quốc, hàng năm một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm (Phạm Bình Quyền và nnk, 1999). 

Như vậy, có thể thấy sự khai thác gỗ, củi mà không có kế hoạch trồng mới bù đắp cả về số lượng diện tích cũng như chất lượng rừng với tính chất rừng nhiệt đới nhiều tầng thì diện tích rừng bị suy giảm không chỉ về diện tích mà còn bị suy thoái về chất lượng. Đây là nguyên nhân cơ bản tác động tới ĐDSH, đặc biệt với quần xã động vật có xương sống hoang dã ở các sinh cảnh rừng. 

* Nguyên nhân chính của hiện tượng suy giảm động vật là do sự tăng trưởng dân số và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động vật hoang dã bị suy giảm. Sự suy giảm số lượng cá thể ở các loài động vật hoang dã có tác động không nhỏ của việc xâm lấn môi trường sống, tận thu đất nông nghiệp, nạn đánh bắt cá, hoạt động khai thác mỏ và nhiều tác động khác của con người.

Mặt khác, quần thể động vật cũng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm và khai thác tài nguyên quá mức. Do hoạt động khai thác quá mức của con người và do biến đổi khí hậu. Hoạt động của con người đã phá hoại nghiêm trọng các đại dương. Con người đánh bắt cá mà không kịp cho chúng sinh sản cũng như phá hủy nơi sinh sản của chúng. Nhiều động vật đã bị suy giảm, mất mát về số lượng do nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động của con người như: phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác.

Động vật bị khai thác quá mức, như săn bắn thú phục vụ cho con người. Không chỉ tàn phá về môi trường sống mà nạn săn bắt trộm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng động vật hoang dã. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái như khi có một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn. Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần thể động vật bản địa.

Nếu những hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào giới tự nhiên không được kiềm hãm hoặc chấm dứt thì không chỉ mất đi những loài sinh vật hoang dã mà chính con người cũng sẽ đối mặt tới nguy cơ diệt vong vì đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn" nên có khả năng đe dọa đến sự tồn tại của con người. Các loài động thực vật đang giảm nhanh đến nỗi mất đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn". Giới hạn an toàn được cho là sự giảm 10% độ phong phú các loài so với số lượng ban đầu trước khi con người chiếm cứ mặt đất. Tuy nhiên một số tin rằng tỉ lệ giảm 70% vẫn nằm ở vùng an toàn, dù như vậy, sự phong phú của loài giảm xuống đến 88% một khi có loài mới trong hệ.

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến 2021, có khoảng 513 loài động vật và 290 loài thực vật của Việt Nam ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2021). Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, tổng số các loài động-thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị de dọa là 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật), trong đó có tới 8 loài động vật được xem đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam, cụ thể là: tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá lợ thân thấp, hươu sao, cá sấu hoa cà. Đặc biệt, năm 2011, phân loài tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã chính thức bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong hệ thực vật, loài lan hài Việt Nam đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Nhiều loài thực vật trước đây chỉ ở mức sắp nguy cấp thì nay bị xếp ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng, sâm vũ diệp, tam thất hoang...

Mất rừng, sinh cảnh bị suy thoái và nạn săn bẫy do nhu cầu tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã đã khiến nhiều loài linh trưởng của khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng đang trên bờ tuyệt chủng. Một phần tư các loài này nằm trong danh sách các loài Cực kỳ Nguy cấp trong Sách Đỏ Thế giới IUCN và một nửa trong số chúng thuộc danh sách các loài Nguy cấp. Việt Nam có tới 5 loài linh trưởng đặc hữu, thế nhưng chúng đều nằm trong danh sách 25 loài linh trưởng Cực kỳ Nguy cấp trên toàn cầu. Theo Danh lục Đỏ IUCN 2019, nguy cơ tuyệt chủng đã gia tăng đối với một phần tư loài, so với đánh giá năm 2008. Nguy cơ tuyệt chủng của những loài còn lại cũng không giảm đi.

5 hành động chính mà con người đang làm khiến suy giảm đa dạng sinh học:

- Biến rừng, đồng cỏ và các khu vực khác thành nông trại, thành phố và các dự án phát triển khác. Môi trường sống mất đi khiến thực vật và động vật gặp nguy hiểm. Khoảng 3/4 diện tích đất, 2/3 đại dương và 85% vùng đất ngập nước quan trọng của Trái đất đã bị biến đổi hoặc suy giảm nghiêm trọng, khiến các loài sinh vật khó tồn tại hơn.

- Đánh bắt quá mức trên các đại dương thế giới. 1/3 trữ lượng cá trên thế giới bị đánh bắt quá mức.

- Gia tăng biến đổi khí hậu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm cho gần một nửa số loài động vật có vú trên cạn trên thế giới - không bao gồm dơi - và gần 1/4 số loài chim bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự nóng lên toàn cầu.

- Ô nhiễm đất và nước. Hàng năm, 300 đến 400 triệu tấn kim loại nặng, dung môi và bùn thải độc hại được đổ xuống các vùng biển trên thế giới.

- Gia tăng các loài xâm lấn lấn át thực vật và động vật bản địa. Số lượng các loài ngoại lai xâm hại trên mỗi quốc gia đã tăng 70% kể từ năm 1970.

---------------------

Tài liệu tham khảo:

1.     http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1149/121792/moi-nam-nuoc-ta-suy-giam-khoang-2500ha-rung

2.     https://vqghl.laocai.gov.vn/tong-quan/nguyen-nhan-gay-suy-thoai-da-dang-sinh-hoc-viet-nam-659792

VM (TH)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực