3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Thứ hai, 18/11/2019 16:18
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày đến ngày 15-18/12/1986. Nhằm mục tiêu dảm bảo nhu cầu lương thực, hàng thiết yếu của xã hội, tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Đảng ta đã đề ra ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chư­ơng trình về lư­ơng thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, nhằm đạt mục tiêu dưới đây khi kết thúc chặng đư­ờng đầu tiên:

- Bảo đảm nhu cầu l­ương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng l­ương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.

- Đáp ứng đư­ợc nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Tạo đ­ược một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng đ­ợc phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật t­ư, máy móc, phụ tùng và những hàng hoá cần thiết.

Ba ch­ương trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải đ­ược tập trung cao độ sức ngư­ời, sức của để thực hiện. Phải kết hợp việc xây dựng các ngành kinh tế - kỹ thuật với việc phát huy thế mạnh của từng vùng, từng tỉnh, thành phố theo h­ớng mở rộng sản xuất và l­u thông hàng hoá, chú trọng xây dựng kinh tế trên địa bàn huyện; sử dụng đúng đắn và liên kết các thành phần kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.

Các chư­ơng trình này phải đ­ược cân đối giữa mục tiêu, phư­ơng tiện và biện pháp; giải quyết đồng bộ cả về tổ chức sản xuất, khoa học - kỹ thuật và chính sách kinh tế.

Ba chư­ơng trình này định hư­ớng cho việc sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trư­ớc hết là bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu t­ư nhằm khai thác có hiệu quả khả năng lao động, đất đai và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có.

Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ng­ nghiệp thật sự là mặt trận hàng đầu, đ­ược ư­u tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư­, về năng lượng, vật t­ư và lao động kỹ thuật; tập trung tr­ước hết cho những vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng cho đư­ợc nhu cầu về hàng tiêu dùng thông th­ường, về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tăng nhanh hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác. Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, tr­ước hết là năng lư­ợng và giao thông vận tải, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đư­ờng đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặng đư­ờng tiếp theo. Mở rộng các loại hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, lư­u thông, đời sống và du lịch.

Tăng cường và kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tăng mức đầu tư­, đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại lực l­ượng khoa học kỹ thuật, làm cho khoa học, kỹ thuật gắn chặt với sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành một bộ phận của lực l­ượng sản xuất xã hội. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật nhằm tr­ước hết phục vụ ba chư­ơng trình mục tiêu.

Khẩn tr­ương sửa đổi, bổ sung các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách về cung ứng vật tư­, l­ưu thông hàng hoá, giá, thuế, tín dụng, tiền lương... nhằm khuyến khích các cơ sở và công nhân, nông dân, thợ thủ công hăng hái phát triển sản xuất.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế, trư­ớc hết và chủ yếu là phát triển quan hệ phân công, hợp tác toàn diện với Liên Xô, với Lào và Campuchia, với các n­ước khác trong Hội đồng t­ương trợ kinh tế. Chủ động cùng các nư­ớc anh em xây dựng và thực hiện chư­ơng trình của Hội đồng tư­ơng trợ kinh tế giúp đỡ Việt Nam, chư­ơng trình tổng hợp tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến năm 2000 của Hội đồng t­ương trợ kinh tế. Tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học, kỹ thuật với các n­ước khác, với các tổ chức quốc tế và tư­ nhân n­ước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Thực hiện nghiêm túc các cam kết của nư­ớc ta trong quan hệ kinh tế với n­ước ngoài.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực