|
Nhà báo Hiền Hòa: Thưa các đồng chí, trong tọa đàm của chúng ta hôm nay cũng có rất nhiều các nhà báo tham dự. Xin mời các nhà báo có câu hỏi gửi đến các đại biểu khách mời.
Vâng! Xin mời phóng viên Hoàng Thuỳ, Báo điện tử vnexpress có câu hỏi gửi đến đồng chí Phùng Hữu Phú.
Phóng viên Hoàng Thùy (báo VNexpress): Thưa đồng chí, trong văn kiện Đại hội XIII thì chúng ta còn nhắc đến phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng thì đấy là phương châm kính mong muốn của chúng ta. Vậy thì để văn kiện đi vào cuộc sống thì các cơ quan chức năng, cả hệ thống chính trị của chúng ta phải làm như thế nào để có thể đạt được mục tiêu đó?.
|
|
Nhà báo Hoàng Thùy gửi câu hỏi tới các khách mời. |
Đồng chí Phùng Hữu Phú:
Đúng là vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề lớn đã được Đảng ta quan tâm qua nhiều kỳ đại hội.
Đến lần này thì tư tưởng phát huy quyền làm chủ của nhân dân được hoàn thiện thêm một bước mới. Cụ thể, tức là chúng ta bổ sung, hoàn chỉnh phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được thực hiện trong nhiệm kỳ vừa rồi. “Lần này bổ sung thêm 2 vấn đề lớn: dân giám sát và dân thụ hưởng trở thành ra một phương châm hoàn chỉnh.
Vấn đề giám sát và thụ hưởng là những vấn đề rất là quan trọng, có ý nghĩa lớn. Nếu như chúng ta phát huy tốt vai trò giám sát của nhân dân thì có thể ngăn ngừa từ sớm những tiêu cực trong xã hội, trong đội ngũ cán bộ. Có lẽ không ai hiểu tổ chức, không ai hiểu cán bộ, đảng viên bằng nhân dân. Có nhân dân giám sát chặt chẽ, hàng ngày, kịp thời góp ý, kịp thời phê bình thì cán bộ dễ nhận thức và sửa chữa được, không mắc vào các sai lầm đáng tiếc phải xử lý như thời gian vừa rồi.
Ý nghĩa lớn lắm, thế còn dân thụ hưởng đây là biện chứng. Vì đi vào kinh tế thị trường thì cái động lực quan trọng là lợi ích. Sự hài hòa về lợi ích là quan trọng. Làm thì phải được hưởng, làm nhiều phải hưởng nhiều. Đây là nguyên lý của chủ nghĩa xã hội, tức là phân phối theo lao động. Người dân là người trực tiếp làm ra của cải vật chất thì nhân dân phải là chủ thể để thụ hưởng những thành quả do mình làm ra. Đó là bản chất của chế độ xã hội và đó cũng là động lực để thúc đẩy phát triển xã hội.
Lần này bổ sung thêm “dân giám sát, dân thụ hưởng” là một bước tiến mới.Và như chỗ chúng tôi được biết, ý kiến của nhân dân là đồng tình lắm, hoan nghênh lắm, nếu chúng ta thực hiện đúng cái này thì sẽ tạo ra một xung lực mới trong quá trình phát triển đất nước. Vấn đề đúng nữa, vì nói chủ trương thì rõ, đường lối thì đúng, vấn đề là thực hiện thế nào?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định phát biểu bế mạc: “Hôm nay Đại hội thành công là bước đầu, còn tinh thần Đại hội, tư tưởng Đại hội có vào cuộc sống hay không, đó mới là thành công thật sự”. Vấn đề dân giám sát, dân thụ hưởng quá đúng, nếu muốn làm được điều này phải là nhận thức từ trên xuống dưới, nhất là từ cơ sở, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, phường, phải thấm nhuần cái này.Và phải có cơ chế cụ thể.
Để dân giám sát, phải có cơ chế nào, dân thụ hưởng thì cơ chế thế nào, quy định thế nào và nhất là phải có chế tài, đường lối của Đảng. Như vậy, nếu không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm ra sao, nếu gây khó dễ cho vai trò giám sát của dân, trách nhiệm xử lý thế nào. Nếu vi phạm lợi ích của dân thì xử lý thế nào? Lâu nay, chế tài chưa đủ mạnh, do đó mà đường lối thì đúng, chủ trương thì hay nhưng vào trong thực tiễn, thậm chí có nơi vào cuộc sống bị méo mó đi, khiến quần chúng kém phấn khởi, thậm chí là thiếu tin tưởng. Tôi cho rằng lần này thì phải quyết tâm khắc phục cái đó.
|
|
Nhà báo Trần Vương nêu câu hỏi tới các khách mời. |
Phóng viên Trần Vương, Báo Lao động: Tôi có vinh dự được tham dự cuộc Tọa đàm về lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, qua đó đã mở ra cho chúng tôi rất nhiều điểm mới trong văn kiện. Và hôm nay, là một cuộc tọa đàm để kết thúc lại một kỳ đại hội, mở ra một chặng đường mới cho đất nước. Tôi xin có có một số câu hỏi dành cho các đồng chí tham gia tọa đàm,đặc biệt là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Văn kiện Đại hội XIII đã xác định tầm nhìn đến năm 2045, đất nước ta là đất nước phát triển, có thu nhập cao. Cơ sở để chúng ta xác định tầm nhìn này là như thế nào và các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương khóa mới sẽ bắt tay vào làm những việc gì để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII thắng lợi?
Nhà báo Hiền Hòa: Xin mời đồng chí Phùng Hữu Phú trả lời đầu tiên câu hỏi của Phóng viên Trần Vương.
Đồng chí Phùng Hữu Phú: Thưa các đồng chí và các bạn, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đó chính là tâm niệm suốt đời của Bác Hồ. Bác nói là: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".Bác mong muốn là dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái. Bác rất mong muốn là dân tộc chúng ta sẽ tiến tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Cho nên, ngay từ những ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì Bác và Đảng đã lấy Quốc hiệu Việt Nam là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Hạnh phúc là cái đích cuối cùng, trên hết.
Tuyên ngôn Độc lập đã nói là: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đây là quyền thiêng liêng lắm của mỗi một con người.
Chúng ta nhớ lại, khi Bác kính yêu của chúng ta về với thế giới người hiền, trong điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có 5 lời thề, do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc. Lời thề thứ hai đại ý là là: Vĩnh biệt Người,chúng ta thề phấn đấu xây dựng đất nước phồn vinh, mang lại hạnh phúc cho đồng bào. Cho nên, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc chính là sự tiếp tục thực hiện lời thề của chúng ta đối với Bác Hồ.
Nói về khát vọng phát triển, thưa các đồng chí, ở đây có mấy điều chúng ta phải làm rõ: Khát vọng tức là cái mong muốn về một ý tưởng tốt đẹp, cháy bỏng để đến mức là không khó khăn nào làm thay đổi được ý tưởng tốt đẹp đó. Khát vọng ở đây, mà trong văn kiện nhấn mạnh, nó không phải là ảo vọng. Khát vọng nhưng là khát vọng được xây dựng trên cơ sở niềm tin về thế và lực của chúng ta. Một khát vọng được hình thành trên cơ sở phân tích tỉnh táo khoa học thời cơ, thách thức, chứ không phải là ảo vọng. Đó là khát vọng có cơ sở khoa học, có niềm tin vững chắc.
Khát vọng nêu trong văn kiện, nó cũng không phải chỉ là một ước mong, mà đây là một khát vọng hiện thực; khát vọng phải gắn với ý chí và quyết tâm biến khát vọng thành hiện thực. Do đó mà tư tưởng là khơi dậy khát vọng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc phải gắn liền với một hệ các quan điểm, hệ các định hướng và hệ các giải pháp mà chúng ta phải quyết tâm thực hiện cho được những định hướng đó, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đó, thì khát vọng đấy mới là khát vọng hiện thực. Ở đây chúng ta không phải là viết cho hay, viết cho romantic, cho có vẻ thăng hoa, cổ vũ… Mà khát vọng hiểu theo nghĩa khoa học, như tôi nói, một khát vọng được tính toán nghiêm cẩn, một khát vọng được dự liệu đường đi nước bước. Xác định mục tiêu 2025 đến đâu, 2030 đến đâu, 2045 đến đâu chính là hiện thực hóa từng bước khát vọng. Khát vọng hiện lên lên. trong đời sống bằng mục tiêu, bằng chỉ số, bằng các thành tựu cụ thể, bằng các dự án, các kế hoạch...Chính vì vậy mà khi quán triệt triển khai Nghị quyết, chúng ta cần hiểu đúng về tinh thần, khát vọng.
Nhà báo Hiền Hòa: Liên quan tới câu hỏi của phóng viên Trần Vương, xin mời câu trả lời đến từ đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, đồng chí có bổ sung gì không, xin mời đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: GS Phùng Hữu Phú cũng đã nói rất rõ là dấu ấn rất quan trọng của Đại hội lần này là chúng ta đã đặt ra tầm nhìn, mục tiêu không phải chỉ một nhiệm kỳ mà còn hướng đến năm 2045 - 100 năm thành lập nước. Có thể nói là một tầm nhìn rất chiến lược dài hạn và đi cùng với tầm nhìn đó thì như GS Phùng Hữu Phú vừa nói, chúng ta cũng đề ra khơi dậy ý chí, khát vọng thống nhất ý chí và quyết tâm hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc để thực hiện thì với tất cả các đảng viên, các công dân của chúng ta đều là một chủ thể để thực hiện khát vọng, ý chí này.
Chúng tôi cũng được đại hội tín nhiệm bầu vào Trung ương thì chắc chắn cũng nhận thức được trách nhiệm của mình, đóng góp cho phù hợp. Thứ nhất, về những đóng góp chung thì chắc chắn là sẽ phải cùng với Ban Chấp hành Trung ương để có những đóng góp, có trách nhiệm trong triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội, các chủ trương, các chính sách giải quyết các vấn đề lớn mà trên tinh thần của khát vọng, tầm nhìn này cũng như những quan điểm, phương hướng mà Đại hội đã đặt ra.
Còn với lĩnh vực cụ thể mà chúng tôi được phân công phụ trách thì chắc chắn là phải quán triệt để triển khai thực hiện nghị quyết. Cụ thể, trong công tác đối ngoại thì trong văn kiện, chủ trương lần này của đại hội thì cũng có rất nhiều nội dung kế thừa và cũng có rất nhiều nội dung mới về đối ngoại.Việc quán triệt để triển khai thực hiện một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và đưa các nội dung của nghị quyết đi vào cuộc sống là trách nhiệm chúng tôi ý thức để phải khai thực hiện.
Nhà báo Hiền Hòa: Còn với đồng chí Nguyễn Minh Vũ, theo đồng chí, ngay sau Đại hội, chúng ta sẽ triển khai thực hiện những mục tiêu đó như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Minh Vũ: Có thể nói là như ban đầu, đây là đại hội rất đặc biệt. Chúng ta đã xác định được lộ trình thực hiện khát vọng của đất nước đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Tôi cho rằng là mục tiêu đó hoàn toàn có cơ sở.
Trước hết, nhìn vào 35 năm đổi mới có thể nói là từ một nền kinh tế lạc hậu, có điểm xuất phát rất thấp nhưng chúng ta đã phát triển một nền kinh tế có sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Tôi rất nhớ là khi mà Việt Nam tham gia ASEAN thì khi đó, tổng GDP của Việt Nam trong ASEAN vào nước thấp nhất. Hiện tổng GDP của chúng ta là trên 350 tỷ, vươn lên trở thành top 4 trong GDP của khối ASEAN thì có thể nói rằng với những chính sách đúng trong quá trình đổi mới có sức bật rất tốt, vươn lên rất nhanh. Đấy là cơ sở thứ nhất chúng ta có thực tiễn cơ sở.
Thứ hai là từ góc độ đối ngoại, chúng ta thấy rằng với đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có lĩnh vực đối ngoại thì trong thời gian vừa qua chúng ta đã tạo dựng được những điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi để hiện thực hóa, có cơ sở và có niềm tin hiện thực hóa được mục tiêu. Trước hết, là vì vị trí địa chiến lược chúng ta trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương rất quan trọng và với vị thế địa chiến lược như vậy, trong thời gian vừa qua chúng ta đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 30 đối tác chiến lược toàn diện trong đó có 5 nước trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, 17 trong tổng số 20 nước G20 và tất cả các nước ASEAN.
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ sở và điều kiện rất thuận lợi để chúng ta có thể tận dụng cho quá trình phát triển và hơn thế nữa chúng tôi cho rằng, trong thời gian vừa qua chúng ta cũng là một trong những nước hết sức tích cực, đi đầu trong quá trình ký kết tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do, đặc biệt là những thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với hầu hết các đối tác chủ chốt. Với những thỏa thuận thương mại tự do như vậy chúng ta đã phát triển rất nhanh.
Thứ ba là trong văn kiện lần này thì các anh chị, các nhà báo cũng có thể thấy rằng chúng ta cũng đã xác định những xu hướng có thể giúp chúng ta còn có những bước nhảy vọt với sự phát triển, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng chuyển đổi số. Ví dụ như chúng ta đặt ra mục tiêu là với xu hướng chuyển đổi số mà người ta nói rằng "trăm năm có một ngày", nếu chúng ta tận dụng cơ hội cuộc chuyển đổi số với sức bật, sức trẻ rồi là năng lực của thanh niên như giỏi toán, sở thích về công nghệ... hy vọng rằng, chúng ta có thể tận dụng được cái xu hướng này và đặt ra mục tiêu rất rõ là đến năm 2025 là những cái thu từ chuyển đổi số này nó có thể chiếm được khoảng 1/5 GDP của chúng ta. Trên thực tế trong văn kiện thì đã có những con số và các mục tiêu, chỉ tiêu hết sức cụ thể đặt ra lộ trình để chúng ta hiện thực hóa mục tiêu 2045 này.
Ví dụ như là năm 2025 chúng ta đặt ra mục tiêu là bảo đảm đạt được GDP trên đầu người là 4500 đến 4700 đô la/người. Đến 2030 chúng ta đặt ra mục tiêu là thu nhập trên GDP trên đầu người là 7500 đô la. Tất nhiên là chúng ta có thực hiện được mục tiêu đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực và khả năng tổ chức thực hiện những đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là ba đột phá chiến lược chúng ta đã xác định trong văn kiện lần này. Đó là về phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, toàn diện, cả về thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng và đặc biệt là yếu tố phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, không chỉ nhấn mạnh đến yếu tố vật lý mà nhấn mạnh đến cả phát huy các yếu tố về văn hóa, tiềm năng con người rồi yếu tố về khát vọng phát triển thì chúng tôi nghĩ rằng là nó phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta triển khai tới đây thành công hay không những đột phá chiến lược của chúng ta trong thời gian tới.
Chúng tôi tin rằng với sự quyết tâm của Đảng, với khát vọng phát triển của cả dân tộc và với đường lối, chủ trương được đưa ra trong Đại hội XIII lần này và đặc biệt là với sự quyết tâm, vào cuộc một cách quyết liệt, quyết đoán, có sản phẩm cụ thể mà cả hệ thống chính trị của chúng ta từ Trung ương, địa phương chúng ta có thể hiện thực hóa khát vọng phát triển theo từng giai đoạn.
Trước mắt, chúng tôi cho rằng, từ nay đến năm 2025 là giai đoạn hết sức quan trọng, chúng ta có vượt qua trở thành nước đang phát triển, vượt qua được bẫy thu nhập trung bình hay không thì cái mốc tới đây chúng ta phải đặt trước mới tạo đà nền tảng thực hiện được các mục tiêu 2030 và 2045 thì tất cả còn đang ở phía trước. Chúng tôi rất hy vọng là các nhà báo và tất cả chúng ta hãy vào cuộc để cùng đất nước thực hiện khát vọng này.
Nhà báo Hiền Hòa: Xin cảm ơn các nhà báo và các đồng chí khách mời. Chương trình xin được tiếp tục trở lại với các nội dung trong Văn kiện Đại hội XIII.
Thưa đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, nội dung đối ngoại được Đảng ta quan tâm và thể hiện như thế nào trong văn kiện Đại hội Đảng lần này? Câu hỏi này nhận được sự quan tâm từ bạn đọc Nguyễn Thế Anh (Cần Thơ), Mai Hoàng Lân (Quảng Ninh).Xin mời đồng chí chia sẻ.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Vâng, đúng là công tác đối ngoại của chúng ta trong thời gian qua cũng như nhiệm kỳ qua đã có những thành tựu rất rõ nét và đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chính vì vậy công tác đối ngoại, nội dung đối ngoại đã được các kỳ Đại hội của Đảng rất quan tâm, đặc biệt là trong những kỳ đại hội gần đây.
Từ Đại hội XII, công tác đối ngoại, nội dung đối ngoại được tách thành một mục riêng trong văn kiện đối ngoại và hội nhập quốc tế và đến Đại hội XIII lần này thì cũng tiếp tục như vậy. Chúng tôi thấy đây chính là sự đánh giá và thừa nhận vị trí rất quan trọng của đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay.
Quá trình chuẩn bị các nội dung của đối ngoại được tiến hành rất công phu, kỹ lưỡng và rất sâu sắc. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của đại dịch COVID- 19 cũng như diễn biến tình hình thế giới, khu vực rất phức tạp, song quá trình chuẩn bị văn kiện đã cập nhật rất nhanh chóng diễn biến tình hình để nội dung của phần đối ngoại cũng như nội dung của nhiều phần khác trong văn kiện liên quan đến đối ngoại, đảm bảo tính cập nhật và phản ánh đúng nhận định của chúng ta về tình hình cũng như những phương hướng chiến lược về phát triển đất nước trong thời gian tới.
Tại Đại hội, đã có nhiều tham luận và thảo luận ở các đoàn cũng có rất nhiều ý kiến liên quan đến nội dung về đối ngoại. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đại hội rất cao đối với các nội dung về đối ngoại và trong văn kiện Đại hội, cho thấy Đại hội đã dành một thời lượng khá lớn cho phần đối ngoại.
Vì vậy, các đại biểu đã có điều kiện để phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức, các xu hướng cũng như đề ra các mục tiêu, quan điểm, phương châm, giải pháp để triển khai hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và của đất nước.
Cũng chính nhờ vậy, nội dung về đối ngoại trong văn kiện lần này đã có những nội dung có tính chất kế thừa đường lối đối ngoại xuyên suốt của Đảng ta trong nhiều năm qua và cũng có những nội dung mới. Tôi thấy có những nội dung chúng ta tiếp tục kế thừa, khái quát lại thực tiễn triển khai, ví dụ như là: đường lối đối ngoại ngoại giao toàn diện và hiện đại … Nhưng bây giờ chúng ta đưa thành một quan điểm trong văn kiện.Cũng có những nội dung về đối ngoại, chúng ta cụ thể hóa, làm sâu sắc thêm như: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, sâu rộng và toàn diện. Có những quan điểm, những nội dung về đối ngoại là một sự phát triển về tư duy, nhận thức và nâng tầm quan điểm đánh giá về vai trò, vị trí của đối ngoại, như nội dung về vai trò tiên phong của đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, huy động nguồn lực để phát triển đất nước. Tựu chung lại, chúng tôi thấy rằng nội dung về đối ngoại được bạn đọc quan tâm rất cao.
Nhà báo Hiền Hòa: Vâng, xin cảm ơn đồng chí Nguyễn Mạnh Cường.
Thưa đồng chí Nguyễn Minh Vũ, như vậy, để thực hiện thành công đường lối Đối ngoại trong thời gian tới, chúng ta phải làm gì để phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại? Câu hỏi này được bạn đọc Hùng Dũng gửi đến từ địa chỉ: Hungdung1981@gmail.com.
Đồng chí Nguyễn Minh Vũ: Chúng ta thấy rất rõ là việc đối ngoại phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tranh thủ nguồn lực để tập trung vào phát triển; nâng cao vị thế quốc tế cũng như việc xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại là những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Đảng. Vậy thì làm thế nào để chúng ta đưa được những chính sách đó vào trong thực tiễn.
Trước hết, chúng tôi cho rằng tư tưởng là đối ngoại tiên phong này, hàm ý là không chỉ về chủ động, tích cực khi tham gia vào đối ngoại và hội nhập quốc tế mà còn có ý là chúng ta phải có tính chất dẫn đường hoặc đón đầu trong quá trình hội nhập, đặc biệt là đối với những lĩnh vực mà chúng ta hết sức coi trọng, tác động đến an ninh, phát triển của chúng ta.
Tôi nghĩ rằng để đưa chính sách mới này vào cuộc sống thì có 3 yếu tố là tư duy, con người và bộ máy.
Về tư duy thì thế giới bên ngoài thay đổi rất nhanh, rất mau lẹ như văn kiện đã nêu là có nhiều cái diễn biến ngoài dự đoán. Vậy thì việc chúng ta cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa là việc đổi mới và tự đổi mới tư duy đối ngoại theo hướng tổng thể, toàn diện và nhạy bén. Như Bác Hồ đã dạy là nhìn cho rộng, suy cho kỹ và thấy được những mối liên hệ giữa các diễn biến bên ngoài với những diễn biến trong nước để chúng ta có thể nhìn trước, nhìn sâu, nhìn xa những diễn biến quốc tế có thể tác động vào trong nước, từ đó có thể bảo vệ đất nước từ khi còn chưa nguy, tránh bị động, bất ngờ trong công tác về đối ngoại.
Khía cạnh thứ hai, tôi cho rằng rất quan trọng, đó là yếu tố về con người. Trong văn kiện lần này yếu tố con người cũng được nhấn mạnh. Liên quan đến công tác cán bộ làm công tác đối ngoại, văn kiện có nêu là cần nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Không ngừng hoàn thiện các kỹ năng đối ngoại trong thời đại số, chủ động thích ứng trước các chuyển biến của tình hình. Rõ ràng điều này đặt ra là phải phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn.
Và trong thế giới biến động như vậy, mối quan hệ giữa bên trong, bên ngoài nó chặt chẽ như vậy thì cần phải nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế; nắm vững văn hóa xã hội và đối ngoại để chúng ta có thể hội nhập thành công trong môi trường biến động rất nhanh và phức tạp như vậy. Cần phải nâng cao hơn nữa đội ngũ làm công tác đối ngoại là vì thế.
Điểm thứ ba là nâng cao hơn nữa chất lượng phối hợp giữa các binh chủng tham gia vào công tác đối ngoại. Ở đây chúng ta nói đến việc phát triển, xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, có nghĩa rằng đối ngoại hiện nay là đối ngoại của Đảng, Ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Và đối ngoại ở góc độ Trung ương và cấp độ địa phương cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn. So với trước đây, chúng tôi cho rằng tiềm lực đã vượt lên rất nhiều, nhưng so với rất nhiều đối tác chúng ta vẫn còn hạn chế, và chính vì thế sức mạnh của chúng ta phải chăng là nằm trong nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố sự phối hợp hiệu quả, nhuần nhuyễn giữa các binh chủng đối ngoại, giữa trong và ngoài, giữa Trung ương với địa phương. Chúng ta càng phối hợp hiệu quả bao nhiêu thì mặt trận đối ngoại của chúng ta càng có thêm sức mạnh bấy nhiêu.
|
|
TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam trân trọng cảm ơn các đồng chí khách mời, các nhà báo đã tham gia Tọa đàm. |
Nhà báo Hiền Hòa: Xin cảm ơn chia sẻ của đồng chí Nguyễn Minh Vũ.
Chúng ta lại trở lại với một nội dung rất quan trọng trong dự thảo Nghị quyết lần này. Thưa đồng chí Phùng Hữu Phú, bạn đọc tại địa chỉ email: sonphamngoc@gmail.com hỏi: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh và nêu rõ những đột phá chiến lược. Thưa đồng chí, đó là những đột phá nào cần chú ý trong quá trình quán triệt học tập nghị quyết đại hội đảng ngay sau Đại hội Đảng?
Đồng chí Phùng Hữu Phú trả lời: Đột phá chiến lược thì không phải là lần đầu tiên văn kiện Đại hội XIII sử dụng. Trong Văn kiện Đại hội XI cũng đã nói đến đột phá chiến lược. Đến Đại hội XII tiếp tục khẳng định và làm rõ thêm ba đột phá chiến lược này. Lần này Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các tiểu ban trên cơ sở lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ, đảng viên và nhân dân, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn thì thấy rằng đột phá chiến lược vào thể chế; đột phá vào nguồn nhân lực; đột phá vào hệ thống kết cấu hạ tầng là ba đột phá chiến lược có giá trị lâu dài như “kiềng ba chân” mà nền kinh tế nào, quốc gia nào muốn phát triển nhanh, bền vững đều phải dựa vào. Do đó mà chúng ta vẫn xác định trong giai đoạn sắp tới, chúng ta có 3 khâu đột phá chiến lược: Đột phá vào thể chế, đột phá vào nguồn nhân lực và đột phá về kết cấu hạ tầng.
Nhưng vấn đề là, trong từng giai đoạn do yêu cầu khách quan khác nhau, do điều kiện đất nước khác nhau cho nên nội hàm của từng đột phá chiến lược khác nhau. Vấn đề quan trọng là xác định cho đúng: đột phá về thể chế thì tập trung vào cái gì; đột phá về nguồn nhân lực thì tập trung vào đâu và hệ thống kết cấu hạ tầng thì ưu tiên cái gì?
Trên cơ sở nhận thức như thế, lần này chúng ta xác định về mặt thể chế, chúng ta tập trung vào tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển (mới) là không chỉ nói là thể chế kinh tế thị trường đâu, mà hoàn thiện thể chế phát triển tổng thể đất nước (tầm bao quát hơn). Thể chế liên kết gắn bó giữa các lĩnh vực, các địa bàn. Trong thể chế phát triển chung thì trọng tâm là thể chế phát triển kinh tế thị trường chủ nghĩa, quá trình hoàn thiện thể chế gắn liền với quá trình xây dựng một nền quản trị hiện đại và có hiệu quả. Tinh thần chung là như thế!
Thể chế này nó hướng vào mấy trọng tâm. Một là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hướng hệ thống thể chế này vào việc phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Và trọng tâm nữa là hướng thể chế này vào việc thực hiện phân cấp, phân quyền khoa học hơn, hợp lý hơn, gắn với kiểm soát quyền lực bằng pháp luật. Trọng tâm thể chế lần này như lời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong Báo cáo chung là như thế.
Đột phá thứ hai là đột phá về nguồn nhân lực thì lần này có hai điểm đáng chú ý: Một là, chúng ta tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng mà ưu tiên trước hết cho lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Và một số lĩnh vực then chốt rất cần một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, thật sự là tầng lớp tinh hoa, có khả năng dẫn dắt cả đất nước phát triển.
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao lần này phải nói rõ đó là một nguồn nhân lực có chất lượng toàn diện. Nguồn nhân lực chất lượng cao ấy phải dựa trên mấy trụ cột. Một là, nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở đột phá mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo gắn với đột phá trong cơ chế, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài. Chất lượng gắn rất chặt với đột phá về giáo dục.
Thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao, nó phải gắn rất chặt với quá trình nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thứ ba là nguồn nhân lực chất lượng cao này phải gắn chặt với quá trình xây dựng, phát triển nền văn hóa, làm nền tảng cho phát triển và xây dựng giá trị con người, nhất là khát vọng, phát triển tinh thần dân tộc, quyết tâm vươn lên.
Đột phá thứ ba là đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng: Trong khi nói là chúng ta phải phát triển đồng bộ cả hạ tầng về kinh tế, hạ tầng về xã hội, về văn hóa, thì chúng ta nhấn mạnh để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả không thể giải mành mành được. Cho nên trong việc triển khai đồng bộ ấy chỉ chọn ra những điểm có ý nghĩa đột phá, lần này xác định 3 đột phá là: Một là một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông quan trọng; đột phá thứ hai là một số công trình trọng điểm quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu, bây giờ nước biển dâng như thế, triều cường như thế, nhiễm mặn như thế, sụt lở bờ sông, bãi biển như thế mà càng ngày áp lực này càng lớn. Cho nên phải có những công trình hạ tầng đủ sức thích ứng được với biến đổi khí hậu, với thiên tai cực đoan, gay gắt. Cái thứ ba là ưu tiên phát triển hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Có một số đồng chí hỏi mục tiêu năm 2030 và 2045 có cao quá không trở thành một nước đang phát triển mà công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045. Quá cao có thực hiện được không? Chìa khóa để chúng ta thực hiện mục tiêu này chính là đi nhanh vào công nghệ số. Phải tận dụng, phát huy các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phải đẩy nhanh phát triển hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số và khẩn trương xây dựng nền kinh tế số xã hội số. Vậy nếu chúng ta làm tốt điều này thì mục tiêu vào năm 2030 và 2045 không phải là mục tiêu khó khăn.
Nhà báo Hiền Hòa: Xin cảm ơn GS.TS Phùng Hữu Phú.
Kính thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa được nghe các đại biểu nêu rõ về những nội hàm, những định hướng, mục tiêu đề ra trong Báo cáo chính trị tại Đại hội, trong dự thảo Nghị quyết đã được Đại hội thông qua, nhưng điều quan trọng nhất là tới đây, chúng ta đưa nghị quyết vào cuộc sống như thế nào.
Thưa đồng chí Lê Mạnh Hùng: Xin đồng chí cho biết, ngay sau Đại hội, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ có những định hướng tuyên truyền như thế nào để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống?
Đồng chí Lê Mạnh Hùng: Tôi thấy rằng câu hỏi này rất lý thú, luôn luôn thời sự khi gặp gỡ giới báo chí sau Đại hội, Tổng Bí thư đã nói là có đường lối đúng, có chủ trương đúng là rất cần thiết, là tiền đề và rất quan trọng. Điều quan trọng hơn đó là đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Tổng Bí thư có trao đổi các nhà báo, chúng ta cũng đánh giá đường lối, chủ trương của chúng ta rất đúng phù hợp nhưng khâu tổ chức chưa được như mong muốn. Và Tổng Bí thư nói khâu tổ chức vẫn là khâu yếu. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng việc lần này thì phải nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết một cách đầy đủ và sâu sắc, nhưng trong hướng dẫn thì sẽ có hướng dẫn rất cụ thể. Hiện nay Ban Tuyên giáo Trung ương được Bộ Chính trị giao đã hoàn thiện Chỉ thị 01, ngay sau Đại hội để báo cáo Bộ Chính trị về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết. Lần này Chỉ thị nhấn mạnh điểm triển khai. Không chỉ có học tập, nghiên cứu, quán triệt mà nhấn mạnh triển khai.
Thứ hai là các cơ quan được đơn vị, các cấp, các ngành trong từng lĩnh vực phải đề ra được chương trình hành động cụ thể sát với đơn vị, ngành mình và lĩnh vực mình một cách thiết thực và gắn liền với đó phải có đề án để thực hiện. Không phải chỉ có mỗi cái kế hoạch mà phải có đề án toàn diện trong từng lĩnh vực một. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của từng địa phương, đơn vị để cụ thể hóa Nghị quyết.
Thứ ba, lần này cũng nhấn mạnh đến việc phải kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết thành định kỳ và giao cho Ủy ban Kiểm tra triển khai thực hiện để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Tiếp đó chúng tôi thấy rằng cần phải quan tâm tuyên truyền toàn diện, kịp thời, nhanh nhạy, phong phú, sinh động và nó phù hợp với từng đối tượng. Vậy lựa chọn nội dung truyền đạt Nghị quyết gắn liền với đơn vị mình trong nghị quyết đã đề cập để từ đó cụ thể hóa trở nên sinh động và nó sát với thực tiễn. Để làm được điều đó thì yêu cầu các cấp ủy coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong triển khai và triển khai sớm. Và khi kết thúc, báo cáo đề ra chương trình và kế hoạch hành động cụ thể.
Nhân đây thì chúng tôi đề nghị là cơ quan báo chí, truyền thông có vai trò rất quan trọng, vừa rồi, Tổng Bí thư cũng khẳng định và cũng ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp của cơ quan báo chí đối với tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thật tâm huyết, đã trách nhiệm và tuyên truyền sáng tạo, đồng thời cũng có kiến giải trong việc đóng góp vào văn kiện của Đại hội Đảng. Chúng tôi đề nghị với các anh, các chị trong các cơ quan báo chí sẽ mở chuyên trang, chuyên mục đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong đó, phải phản ánh được những các đơn vị làm tốt trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết; biểu dương những điển hình và những nhân tố mới trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống, đồng thời cổ vũ những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Nghị quyết để làm sao có sức lan tỏa, như Giáo sư Phùng Hữu Phú đã nói là truyền cảm hứng để cổ vũ mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân, như các đồng chí đã biết rồi, truyền thông không chỉ là một phương tiện, nội dung cụ thể mà truyền thông cũng là một nguồn lực là một động lực. Nếu như truyền thông có phương pháp, cách thức phù hợp, có cổ vũ và lan tỏa nó còn có giá trị rất to lớn. Tôi rất mong các anh, các chị, các cơ quan báo chí chúng ta ngồi tọa đàm ở đây, mong rằng mỗi cơ quan báo chí là một cơ quan truyền thông và coi như là truyền cảm hứng đến mọi người dân, để làm sao đưa nghị quyết vào cuộc sống, thì chắc chắn rằng với vị trí, vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí rất là lớn. Mong các đồng chí quan tâm, phối hợp và triển khai.
Điểm cuối cùng mà chúng tôi cũng muốn trao đổi với các cơ quan báo chí là trong quá trình tổ chức tác nghiệp, các đồng chí phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương để chúng ta điều chỉnh, chúng ta tương tác và chúng ta nắm được thông tin và chúng tôi cũng kịp thời thông tin cho các đồng chí, để làm sao mà anh em chúng ta mà có những thông tin đầy đủ nhất, toàn diện nhất, phong phú nhất, để các đồng chí chuyển đến cho các tầng lớp nhân dân như thế thì tôi nghĩ Nghị quyết của Đại hội Đảng sẽ vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Lê Mạnh Hùng!
|
|