Alfred Hitchcock – Bậc thầy của sự nghịch lý

Thứ năm, 02/02/2012 10:22

Alfred Joseph Hitchcock. (Ảnh: wikipedia)

(ĐCSVN) - Alfred Joseph Hitchcock sinh ngày 13/08/1899 tại Leytonstone, Luân Đôn, và ông đã trở thành công dân Mỹ vào năm 1955. Trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp làm phim của mình, Hitchcock đã hoàn thành được 53 bộ phim. Trong đó 23 phim được làm ở Anh và 30 phim được hoàn thành tại Mỹ. Phong cách làm phim của ông đã được thể hiện ngay trong những ngày đầu của nền điện ảnh Anh Quốc.

Trong bộ phim thứ 3 của cuộc đời mình The Lodger (đây cũng là bộ phim đầu tiên của ông đạt được những doanh thu lớn), ông đã chứng minh được phong cách chính của mình là làm những bộ phim kinh dị, nhưng phải đến giữa những năm 30, thế giới mới thực sự nhận ra ông chính là một biểu tượng của thể loại phim này. Ông đã kết hợp được hai nền nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới trong thời kỳ này. Nó cũng tạo ra phong cách chính trong cuộc đời sáng tác của ông. Đó là nghệ thuật biểu hiện của người Đức và lý thuyết dựng phim của Xô Viết. Trong những bộ phim của mình, ông luôn làm cho người xem thăng hoa cảm xúc bằng cách làm méo mó những sự thực bên ngoài. Điều này được thể hiện một cách rõ nét qua bộ phim Die müde Tod và một số bộ phim khác được sản xuất tại Đức trong thời kỳ này. Trong những bộ phim với những hãng phim tại Liên Xô trong những năm 20, ông tiếp tục tạo ra những sự tỷ mỷ bằng cách tạo ra nhiều kỹ xảo trong từng bộ phim. Ông cũng thừa nhận những ý nghĩa của công thức Kuleshov (một công thức điển hình tại Liên Xô thời bấy giờ) bằng cách thay đổi những nguồn gốc của những cảnh quay ý tưởng ưa thích của mình và liên tục xây dựng những cảnh nối tạo ra sự hấp dẫn cho người xem.

Nguyên nhân chủ yếu sự phát triển phong cách của Hitchcock chính là do cuộc hôn nhân của ông với người trợ lý Alma Reville vào năm 1926. Sau 2 năm, họ đã có một đứa con gái là Patricia vào năm 1928. Trải qua nhiều năm, họ luôn là một cặp đôi hạnh phúc, tận tâm và giúp đỡ nhau. Alma vốn là một nhà biên tập đầy kinh nghiệm luôn tạo ra những khuôn mẫu và luôn là người cộng tác ăn ý với chồng. Trong vòng 50 sự nghiệp của chồng, bà luôn là người tư vấn về hình ảnh và luôn đưa ra những ý kiến tốt xấu về những bộ phim của Hitchcock. Tuy nhiên cuộc hôn nhân tràn ngập tình yêu thương đó đã không thể trở thành sự đam mê thực sự của Hitchcock. Ông đã thú nhận, luôn dành sự ưu tiên đăc biệt cho cuộc sống độc thân. Cuộc sống mà luôn đem lại cho ông sự thăng hoa trong sáng tác. Cho dù cuộc sống và công việc của ông luôn tràn đầy những chuyến du lịch, những bữa ăn tại khách sạn sang trọng, luôn có mặt tại những cuộc đấu vật wresling và những buổi hoà nhạc giao hưởng. Mặt khác, ông luôn giành thời gian và công sức của mình để sưu tập những kiệt tác. Tuy nhiên, chủ đề trong những bộ phim của ông luôn như một trận chiến về giới tính. Nó mang đến những sự lôi cuốn khiến nhiều nhiều người suy sét đó chính là một phần của cuộc sống thật của ông.

Bộ phim Blackmail (1929) khi ra mắt tại nước Anh đã gây ra một sự tranh luận sôi nổi. Cho đến giữa những năm 30, Hitchcock đã cho ra đời một số phim táo bạo mang đầy sự cảm động như The 39 steps (1935) hay The Lady Vanishes (1938) và đã gây một tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Tiếp theo đó bộ phim Rebecca (1940) đã bắt đầu cho sự nghiệp tại Mỹ của ông. Bộ phim này đã bắt đầu cho một hệ thống quan trọng trong “Sự tưởng tượng” của ông. Hầu hết những bộ phim của ông đều nói đến những quan điểm của ông về một nhân vật, nhờ đó nó đã mang người xem ra khỏi sự lạnh giá và đưa họ vào những mức độ của những nguyên tắc cơ bản. Điều này được thể hiện rõ nét qua những kiệt tác của ông như Rear Window, VertigoPsycho, và đặc biệt là ở phim Rebecca

Chìa khoá cho những thành công của Hitchcock chính những diễn biến tâm lý thích hợp mà ông đã đưa vào nhân vật. Ông cũng đã nói rằng mình luôn yêu thích những câu chuyện có những diễn biến tâm lý phức tạp và đây cũng là vấn đề mà ông luôn theo đuổi. Diễn viên kiêm nhà viết kịch bản Rodney Ackland tâm sự rằng ông có thể không thành công như ngày nay nếu không gặp được Hitchcock. Một trong những câu truyện được Hitchcock luôn yêu thích và đó cũng chính là cảm hứng sáng tác của ông trong nhiều bộ phim của mình chính là tác phẩm của nhà văn Oscar Wilde The Picture of Dorian Gray (1891). Nội dung của tác phẩm đã nói đến những sự phản đối về về mặt tín ngưỡng. Đạo diễn Hitchcock đã thể hiện một cách sắc sảo những sự phát triển lệch lạc đó theo những hướng đi khác. Điều đó được thể hiện một cách rõ nét qua những bộ phim của ông như The Lodger, Murder, Rope, VerdigoPsycho. Chúng đã mang người xem đến những sự ngạc nhiên nhưng chúng đưa họ hiểu được những sự nghịch lý của Hitchcock.

Một cảnh trong phim Vertigo. (Ảnh: crofilms)


Những bộ phim của Hitchcock luôn mang rất nhiều ý nghĩa và mang thuần chất điện ảnh. Trong Vertigo, Hitchcock đã cho chúng ta thấy nền tảng của sự loạn dâm phổ biến trong những quan hệ của con người và quả thực đó chính là nguyên lý của vũ trụ. Đây chính là những chi tiết ông đã lấy ra từ tác phẩm Dorigan Gray dù bộ phim đã lấy cảm hứng từ nhiều những công thức của những nhà tư tưởng và những nghệ sỹ từ khắp thế giới.

Sự ấn tựơng đặc biệt nhất chính là sự tìm kiếm cho những thứ có thể tự dừng lại và tổng kết được những kinh nghiệm của con người. Trong Vertigo, Gavin Elster thủ vai Tom Helmore đã dụ dỗ Scottie do (James Stewart thủ vai) bằng quyền lực và sự tự do và đã tạo những sự ám ảnh cho Madeleine (Kim Novak) để phục vụ hắn. Nhân vật Madeleine chính là nguyên mẫu cuả một tính cách dịu dàng mang đặc trưng của phụ nữ.

Bộ phim Rope của Hitchcock được viết kịch bản bởi Arthur Laurents vào năm 1929. Trong hồi ký Original Story By của nhà soạn kịch này được viết vào năm 2000, ông đã mô tả chủ đề chính của bộ phim Rope chính là quan hệ luyến ái. Trong phim Rope, hai nhân vật Brandon và Philip là một cặp tình nhân đã mang trong mình triết lý Nietzschean. Họ đã được học triết lý đó từ giáo viên của trường phổ thông. Trong phim còn xuất hiện nhân vật Rupert, vốn là bạn tình cũ của Brandon. Đây là một nhân vật khá thú vị và tính cách của Rupert cũng dường như dựa trên nhân vật trong những tiểu thuyết của Wilde. Kịch bản phim gọi Rupert chính là sự phân biệt trong dáng điệu, cách cư xử và sự suy nghĩ. Rupert có một cách cư xử đẹp, một loại ngôn ngữ rất hung hãn và sắc nhọn. Và đúng như một hình ảnh điển hình trong các tác phẩm của Wilde, anh ta luôn có sự nham hiểm, người xem luôn găp khó khăn trong việc đoán được tính cách của anh, không biết được anh là thiên thần hay quỷ dữ.

Có rất nhiều cách bình luận về nhân vật Rubert, có người nói Rubert chính là một nạn nhân yếu đuối hoặc có ý kiến lại cho rằng đây chính là một nhân vật mang một tính cách đồi bại và hư hỏng. Dù cho nhiều ý kiến có khác biệt thì chúng ta có thể nhìn nhận Rubert như một nhân vật của sự chủ quan đã bó buộc được chúng ta. Trong đoạn kết của bộ phim, Rubert đã nói: Một người đàn ông nên luôn giữ lời hứa tuy nhiên Brandon và Phillip bằng hành động của họ đã cho câu nói của Rubert một ý nghĩa mà anh không thể tưởng tượng ra. Dĩ nhiên, cũng đã có vài sự nghịch lý ở đây và chúng cũng đặt ra những câu hỏi làm sao có thể có những sự nghịch lý đó tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên, tất cả những sự sáng tạo của Hitchcock đều tồn tại trên những sự nghịch lý.

Những yếu tố của sự nghịch lý một phần thuộc về sự khoái cảm trong đau đớn cũng là một trong những kỹ năng khôn khéo của Hitchcock trong sự sáng tạo và bảo tồn thương hiệu của mình trong những năm 30. Trong một nguyên tắc quan trọng nhất là những người hâm mộ Hitchcock luôn không được cho phép bản thân họ được cảm thấy mình trở nên cao cấp mà họ luôn trở nên khôn khéo hơn mỗi khi xem phim của ông. Trong bộ phim Strangers on a Train (1951), hình ảnh của nhân vật đồng tính Bruno đã gợi cho người xem phong cách của hai nhà văn Wilde và Nietzsche. Cũng như vậy trong phim The BirdMurder ra đời vào năm 1930 đã hiện lên hình tượng của một nữ giáo sư nghiên cứu về chim muông nhưng lại mang tính cách của một người đàn ông. Nhân vật này chính là sự mô phỏng của một nhân vật có thật, đó chính là một người bạn của Hitchcock nhà văn Clemence Dane (tên thật là Winifred Áhton). Bà cũng chính là đồng tác giả của cuốn tiểu thuyết Muder (1930).

Bộ phim Murder cũng có những liên hệ với tiểu thuyết Dorian Gray, tuy nhiên nó cũng có những sự thay thế nhất định. Một trong những sự thay đổi đó có lẽ là một hình ảnh bạo dâm mà có lẽ từ trước đến nay đạo diễn Hitchcock chưa bao giờ quay. Trong bộ phim nhà quý tộc ngài John Meneir(do Herbert Marshall thủ vai) đã thực hiện một cạm bẫy cho một người đồng tính Handell Fane (do Esmé Percy thủ vai). Fane trước đây đã từng đe doạ và giết một người phụ nữ để cho cô ra khỏi cuộc đời của hắn. Và sau đó ngài John đã lừa hắn và cho hắn trải qua chuỗi ngày phạm tội đó. Trước sự chèn ép của ngài John, cuối cùng, Fane đã cho tất cả mọi việc kết thúc một cách ngoạn mục. Fane đã trở lại nơi làm việc cũ của mình tại rạp xiếc và đã tự kết thúc cuộc đời của mình bằng cách treo cổ. Cách làm này khiến người xem có một cảm giác ngạc nhiên và khiếp sợ. Đây chính là một cảnh quay rất thành công của Hitchcock và ông đã biến thể nó trong nhiều bộ phim khác của mình như The Paradise Case (1947), Psycho (1960). Bộ phim kết thúc bằng sự mỉa mai khi ngài John suất hiện bên cạnh cô dâu của mình trong tiếng chuông của nhà thờ.

Sự nhấn mạnh của xa cách trong phim Psycho chính là sự lặp lại trong hình ảnh của nhân vật Sibyl Vane làm việc trong một công ty du lịch quê mùa hào nhoáng. Sự đặc biệt của Psycho chính là những tính cách đặc biệt của những nhân vật trong phim, họ đều có những đặc trưng riêng. Ví dụ như nhân vật Tom Druitt một người đàn ông đã có gia đình có một giọng nói như phụ nữ, Ted người quản lý của công ty luôn xuất hiện trong hình ảnh của một nhân vật uyên bác.

Bộ phim cũng là một ví dụ điển hình về sự tương đồng trong phong cách sáng tác nghệ thuật của đạo diễn Hitchcock và Oscar Wilde.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực