Ký ức lịch sử trong cuốn "Phi công Mỹ ở Việt Nam"

Thứ bảy, 19/09/2015 20:05

(ĐCSVN) - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước Viêt Nam – Hoa Kỳ (1995 - 2015) và kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1945-2015). Nhà xuất bản Công an nhân dân (CAND) ấn hành cuốn sách “phi công Mỹ ở Việt Nam”. Nhân dịp này, chiều ngày 18/9, Nhà xuất bản CAND đã tổ chức buổi gặp mặt với các nhân chứng lịch sử.

Ttham dự có NSND Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Thiếu tướng Phạm Văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 3 (Bộ Công an); 2 cựu phi công MIG 21 là ông Vũ Đình Rạng, người đầu tiên bắn trúng máy bay B52 Mỹ trên thế giới và ông Nguyễn Hồng Mỹ phi công đầu tiên bắn rơi F4 năm 1972; Đại tá Trần Trọng Duyệt, cựu Trại trưởng Trại giam tù binh phi công Mỹ tại Hỏa Lò những năm chiến tranh…

Cuốn sách “phi công Mỹ ở Việt Nam” được tác giả - Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng giới thiệu nhiều tư liệu giúp bạn đọc tìm hiểu sự thật về lịch sử chiến tranh ở Việt Nam như: những bí mật cần làm sáng tỏ về chiến thắng Điện Biên Phủ, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khởi đầu cho lịch sử quan hệ Việt – Mỹ như thế nào? Vấn đề “Tù binh Mỹ ở Việt Nam”, Viên phi công Mỹ nào bị bắn rơi đầu tiên ở Việt Nam? Trong thời gian chiến tranh tù binh phi công Mỹ giam giữ ở những đâu.

Các thông tin “hậu trường chính trị” trong cuốn sách được giải mã như: Năm 1945 tướng Mỹ Claire Lee Chennault tư lệnh đơn vị The Flying Tigers (người đại diện cao nhất của quân đồng minh tại khu vực) đã cử đơn vị tình báo “Con Nai” thuộc cơ quan Tình báo chiến lược OSS (tiền thân của Cục tình báo CIA Mỹ hiện nay), ngày 16/7/1945 đã nhảy dù xuống Tân Trào để huấn luyện Việt Minh chống phát xít Nhật; hay  ngay từ đầu thập niên 50, dưới thời Tổng thống D. Eisenhower chính quyền Mỹ đã chi hàng tỷ đô la hậu thuẫn cuộc chiến tranh Đông Dương; góc tối về sự tham chiến bí mật của các Phi công Mỹ cùng quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954...

Đại tá Trần Trọng Duyệt (từ phải qua) và 2 cựu phi công MIG 21 - ông Vũ Đình Rạng
và ông Nguyễn Hồng Mỹ trong buổi giao lưu với khán giả. Ảnh: TD

Tại buổi gặp mặt, Đại tá Công an Trần Trọng Duyệt đã cho biết nhiều câu chuyện thú vị về phi công Mỹ ở trại Hỏa Lò và chính sách đối xử nhân đạo với tù binh đã được chính các cựu tù bình Mỹ  kể khi trở lại thăm ông sau 40 năm được trao trả, như thượng nghị sĩ John McCain; một cựu phi công Mỹ cũng về thăm và tặng ông chiếc vòng tay cùng tờ 5 đô la gấp hình ngôi sao 5 cánh; một cựu phi công viết thư và lấy theo họ Trần của ông…

Đặc biệt, cựu phi công Nguyễn Đình Rạng đã kể lại những giây phút căng thẳng trên bầu trời Tổ quốc những năm chiến tranh, thời khắc phát hiện và “săn” B52 Mỹ để trở thành người đầu tiên bắn rơi “thần sấm Mỹ” năm 1971, đã được phía Mỹ xác nhận. Ông cũng tiếp tục tham gia bảo vệ Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972. Trong số các phi công Mỹ  bị bắt năm 1972, có người khai chính là phi công lái chiếc máy bay bị ông bắn và chiếc máy bay phải hủy vì không sử dụng được.

Ông Nguyễn Hồng Mỹ chia sẻ về thời điểm gay cấn khi đuổi theo chiếc F4 vào tháng 12/1972 giữa một bầy máy bay Mỹ, để trở thành người đầu tiên bắn rơi máy bay F4 ngay trên bầu trời Hà Nội. Khi hạ cánh, kỹ thuật cho biết máy bay của ông chỉ còn rất ít dầu chỉ chậm một chút là nguy hiểm... Một câu chuyện đặc biệt khác cũng được ông Hồng Mỹ chia sẻ đó là: Sau chiến tranh ông được Chính phủ Mỹ tặng Huân chương Anh hùng, vì là người đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ  năm 1972. Thống đốc bang Kentucky cũng phong hàm Đại tá danh dự cho ông và ảnh ông được sử dụng để phát hành một bộ tem...

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực