Bà Rịa- Vũng Tàu đa dạng các mô hình Dân vận khéo

Thứ hai, 23/12/2024 22:03
(ĐCSVN) - Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu luôn đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động; xây dựng các mô hình "Dân vận khéo" phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lực lượng vũ trang huyện Đất Đỏ và nhân dân xã Phước Long Thọ tham gia rải đá tuyến đường xã Phước Long Thọ.

Ngay từ đầu năm 2024, Hội Nông dân cấp huyện và cơ sở đã đăng ký về Hội Nông dân tỉnh 77 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực (gồm: 17 mô hình lĩnh vực kinh tế, 41 mô hình lĩnh vực Văn hoá, 03 mô hình lĩnh vực quốc phòng an ninh, 16 mô hình nông thôn mới). Hội Nông dân tỉnh xét và đăng ký với Ban Dân vận Tỉnh ủy 15/77 mô hình gồm: Hội Nông dân tỉnh 01 mô hình“Tuyên truyền hội viên nông dân, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc Bảo vệ thực vật sinh học an toàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp”; Hội Nông dân cấp huyện 14 mô hình (lĩnh vực kinh tế 06 mô hình; lĩnh vực văn hóa xã hội 05 mô hình; lĩnh vực xây dựng nông thôn mới 03 mô hình).

Qua một năm triển khai thực hiện mô hình “Tuyên truyền hội viên nông dân, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc Bảo vệ thực vật sinh học an toàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp”của Hội Nông dân tỉnh  và 77 mô hình “Dân vận khéo” của Hội Nông dân cấp huyện trên các lĩnh vực đã phát huy hiệu quả tốt, cụ thể như:

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp cùng Công ty TNHH tập đoàn An Nông tổ chức 15 lớp tập huấn cho 1.500 hội viên nông dân tại các huyện, thị, thành phố về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; về kỹ thuật canh tác, bón phân, quản lý và phòng, trị sâu bệnh hại trên cây trồng. Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh đã khảo sát và chọn để hỗ trợ 10 hộ tham gia 05 mô hình gồm: mô hình trồng lúa; mô hình trồng bưởi; mô hình trồng nhãn, mô hình trồng sầu riêng, mô hình trồng rau ăn lá tại các huyện, thị để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, 17 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực kinh tế, 44 mô hình lĩnh vực văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh và 16 mô hình trong xây dựng nông thôn mới của Hội Nông dân cấp huyện, cấp cơ sở đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội nông thôn. Điển hình như mô hình: “Trồng táo hữu cơ” xã Bông Trang và mô hình “Trồng dâu nuôi tằm” xã Hoà Hiệp của Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc; mô hình “Hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu trái đu đủ cà rốt hữu cơ xuất khẩu”, mô hình “Tuyên truyền vận động hội viên, nông dân tham gia mã vùng trồng cây sầu riêng và thành lập Hợp tác xã sầu riêng” tại xã Đá Bạc của Hội Nông dân huyện Châu Đức; mô hình “Vận động hội viên, nông dân tham gia dự án trồng ớt theo mã số vùng EU xuất khẩu sang thị trường Châu Âu” tại xã Châu Pha của Hội Nông dân thị xã Phú Mỹ….góp phần liên kết trong sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, mô hình “Tiếp sức đến trường cho con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn” giúp đỡ 82 em là con hội viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường và học tập được tốt hơn và, mô hình “Hỗ trợ tiền mua lưới cho hội viên khó khăn” đã trao tặng số tiền là 15 triệu đồng cho 03 hộ hội viên nông dân khó khăn từ nguồn vận động các mạnh thường quân để mua sắm ngư lưới cụ để tăng thêm khả năng khai thác tại thị trấn Long của Hội Nông dân huyện Long Điền, mô hình “Vận động hội viên, nông dân bỏ rác thải để đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường” nhằm tuyên truyền trong hội viên nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung, không vứt bỏ các bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật ra ngoài môi trường của Hội Nông dân thị xã Phú Mỹ; mô hình “Tuyên truyền vận động hội viên nông dân tham gia hình thành “Vỉa hè xanh”, tại Khu Dân cư số 3; trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Khu Dân cư số 7, mô hình “Xách giỏ đi chợ thay túi nilon” của Hội Nông dân huyện Côn Đảo; mô hình “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nông dân sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường” bằng hoạt động trồng cây hoa Hoàng yến dọc theo hai bên đường dân cư nhằm bảo vệ môi trường…

Đồng thời, qua mô hình dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới các cấp Hội trong tỉnh đã vận động cán bộ, hội viên nông dân đóng góp 640 ngày công lao động, hiến 78.512m2 đất xây dựng công trình công cộng; xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 132,5km đường giao thông nông thôn; 62km kênh mương nội đồng, làm mới, sửa chữa 24 cầu cống, xây mới 15 phòng học, trạm xá, làm mới 2km công trình điện với tổng số tiền 1.728 triệu đồng.

Nhìn chung, việc thực hiện hiệu quả các mô hình Dân vận khéo đã tạo sức lan tỏa của phong trào thi đua Dân vận khéo trong các cấp Hội Nông dân góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống Hội và sự đồng thuận của cán bộ, hội viên nông dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương trên địa bàn tỉnh./.

 

Lê Mai

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực