Hưởng ứng Ngày Voi thế giới 12/8: Hướng tới chung sống hài hòa với thiên nhiên trong bảo tồn voi

Thứ bảy, 12/08/2023 22:12
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Trong xu hướng về chung sống hài hòa, con người không làm các biện pháp bạo lực để xua đuổi voi, dẫn đến loài voi bị kích động. Voi bị kích động có thể gây hậu quả xung đột nghiêm trọng, lúc đó tới lượt con người mất kiểm soát và làm xung đột nghiêm trọng thêm. Việc thúc đẩy sử dụng các phương thức gần gũi với thiên nhiên để làm biện pháp phòng vệ có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Tương lai loài voi đang dần sáng hơn với định hướng mới là “chung sống hài hòa”. Với định hướng này loài voi sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tổn hại từ các biện pháp phòng vệ của con người và con người cũng sẽ lựa chọn những giải pháp phòng vệ thân thiện hơn với con voi để từ đó giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của xung đột, tránh tình trạng xung đột thăng cấp và tiến tới ngăn chặn được xung đột giữa voi và người. 

Chung sống hài hòa là định hướng mới đang được áp dụng trong bảo tồn voi tại nhiều quốc gia có voi phân bố, sau khi phương pháp khoanh vùng bảo vệ voi ở một số nước không cho thấy hiệu quả thực tế như mong muốn. Ở Việt Nam, xu hướng này được khởi động với Dự án “Bảo vệ voi châu Á tại Đồng Nai thông qua các giải pháp giảm thiểu và ngăn chặn xung đột voi - người một cách bền vững” đang thử nghiệm ở Đồng Nai.

 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và các đại biểu ký cam kết bảo vệ voi trong chuyến đi thực địa tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An từ ngày 28-30/7/2023 (Ảnh: Q.H)

Vào cuối tháng 7 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã dành ba ngày cuối tuần đi làm việc thực tế tại tỉnh Nghệ An, để thúc đẩy xu hướng phát triển “rừng đa dụng” và “chung sống hài hòa với thiên nhiên”. Tại đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An và đại biểu tham dự đã ký cam kết bảo vệ voi.

Trong xu hướng về chung sống hài hòa, con người không làm các biện pháp bạo lực để xua đuổi voi, dẫn đến loài voi bị kích động; voi kích động có thể gây hậu quả xung đột thêm nghiêm trọng như phá hoạt nương rẫy, tấn công con người,… và lúc đó tới lượt con người mất kiểm soát và làm xung đột nghiêm trọng thêm. Việc thúc đẩy sử dụng các phương thức gần gũi với thiên nhiên để làm biện pháp phòng vệ có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Một số địa phương đã thực hiện các giải pháp như: tại tỉnh Nghệ An đang thử nghiệm nuôi ong để tăng sinh kế và làm hàng rào bảo vệ ngăn cản voi. Tỉnh Quảng Nam đang thử nghiệm việc trồng cây bồ kết làm hàng rào chặn voi. Tỉnh Đắk Lắk thay đổi mô hình du lịch từ dùng voi phục vụ chuyển chở du khách sang khai thác hình ảnh và trải nghiệm với voi một cách thân thiện,…

 Đàn voi tự nhiên được ghi nhận qua bẫy ảnh (Ảnh: TL)

Cũng trong những thông tin liên quan về bảo tồn voi, một tin vui với cộng đồng bảo tồn voi trong nước là quần thể voi ở Đồng Nai đã được định dạng và xây dựng hồ sơ chính thức cho từng cá thể dựa trên những bằng chứng khoa học thu thập được từ Chương trình thí điểm bảo tồn voi. Phương pháp định dạng đã cho thấy, quần thể voi ở Đồng Nai có số lượng lớn hơn nhiều so với nhiều số lượng đưa ra từ kết quả báo cáo nhanh được thực hiện vào năm 2016.

Một Hội thảo quốc tế nhằm đánh giá Chương trình thử nghiệm này này sẽ được tổ chức vào cuối tháng 8/2023 tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hàng đầu về voi châu Á. Các nhà khoa học sẽ cung cấp thông tin về con số chính xác ghi nhận được từ Chương trình thí điểm này. Thông tin này mang lại hy vọng về khả năng bảo tồn thành công loài thú đặc biệt này ở Việt Nam./.

B.T

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực