Long An: Hiệu quả từ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thứ ba, 12/09/2023 11:25
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) – Thời gian qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Long An luôn được sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp, các ngành đã đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Với sự nỗ lực từ các cấp uỷ, chính quyền và địa phương, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,97%, tỷ lệ hộ cận nghèo 2,24%.
 Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn sản xuất, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: Báo Long An)

Báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An cho biết: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng nghèo; đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Long An xác định thực hiện cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến cuối năm 2025 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2020 (riêng hộ nghèo ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển tăng gấp 2 lần). Phấn đấu đến cuối năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Giảm 50% hộ nghèo theo tiêu chí mới so với đầu nhiệm kỳ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị, HĐND ban hành 04 Nghị quyết, Sở UBND tỉnh ban hành 17 văn bản về phân bổ kinh phí, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình, thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh; tổ chức rà soát phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Cùng với đó, các cấp ủy Đảng đã tăng cường lãnh đạo giám sát nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền; củng cố, kiện toàn các cơ quan chuyên môn; phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đơn vị; từng bước đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm; củng cố đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực để thực hiện công tác giảm nghèo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh.

Triển khai xây dựng các mô hình giảm nghèo phù hợp với từng địa bàn, trong đó, chú trọng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết phát triển đa dạng các mô hình sản xuất, kinh doanh có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ, khuyến khích các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, ưu tiên những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng, từng bước tạo nguồn thu nhập cho các hộ nghèo để nâng cao mức sống bằng hoặc cao hơn bình quân chung cả nước. Tập trung đầu tư và tăng cường kết nối vùng khó khăn với vùng đã phát triển. Quan tâm hỗ trợ nhà ở, tạo việc làm, đảm bảo các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Long An đã  triển khai thực hiện 6/7 dự án của Chương trình. Đó là: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững..

 Phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo thời gian qua (Ảnh: Tường Vy)

Căn cứ tổng vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 và vốn được giao hàng năm của Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Long An đã triển khai thực hiện đúng mục đích, phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã đạc biệt khó khăn, hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế, đời sống văn hóa, cải thiện môi trường, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, thu nhập của người nghèo được từng bước nâng lên, làm thay đổi cuộc sống của người dân,… góp phần giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc là xã bãi ngang ven biển thực hiện từ nguồn vốn Trung ương phân bổ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã đã tạo cơ hội cho xã được đầu tư từng bước về đầu tư về kết cấu hạ tầng, trường học, trạm y tế,…dần tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực đời sống, văn hóa - xã hội tại địa phương; Công tác an sinh xã hội được quan tâm chăm lo kịp thời, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhờ vậy, hộ nghèo của xã giảm qua các năm, năm 2021 số hộ nghèo là 258, chiếm 12,19%; hộ cận nghèo 181 hộ, chiếm 4,91.%; năm 2022 hộ nghèo 101 hộ, chiếm 4,76%, hộ cận nghèo 119 hộ, chiếm 4,91%; tính đến 6 tháng đầu năm 2023 số hộ nghèo là 89 hộ, chiếm 4,02%; cận nghèo 102 hộ, chiếm 4,81%. Chương trình đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, đời sống người dân nâng lên. Dự kiến xã Phước Vĩnh Đông đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận vào cuối năm 2023.

Song song với đó, từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, người dân thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí, việc khám chữa bệnh của các hộ này được thực hiện kịp thời, đảm bảo theo quy định, chương trình cải thiện dinh dưỡng được triển khai, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Ngoài ra, tỉnh Long An đã triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định đời sống, phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo; đồng thời tập trung thực hiện đào tạo nghề cho lao động gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo và gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã. Do đó, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,97%, tỷ lệ hộ cận nghèo 2,24%./.

Tường Vy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực