Đối tượng tham gia Cuộc thi là Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân (nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên, chức sắc tôn giáo, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam). Các đơn vị trường học, cơ quan, các tổ chức xã hội có thể lấy danh nghĩa tổ chức, đơn vị mình hoặc một tập thể tác giả đứng tên tham gia được quyền gửi bài dự thi. Ban Tổ chức khuyến khích các tác giả viết bài có ảnh về chân dung, hoạt động lao động, sinh hoạt và có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nhân vật đang sinh sống hoặc nơi làm việc, công tác về thành tích được giới thiệu trong bài dự thi.
Bài dự thi viết về tấm gương người thật, việc thật có địa chỉ rõ ràng, cụ thể của người khuyết tật, trẻ mồ côi, đặc biệt là thanh, thiếu niên vượt qua tật nguyền, số phận éo le, hoàn cảnh đau thương, khắc nghiệt; thể hiện ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo của tuổi trẻ trong lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm chủ cuộc sống. Ngoài ra, tập trung viết về những tấm gương trẻ tật nguyền, có tinh thần vượt khó, năng động, sáng tạo, tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiêu biểu trong việc tham gia chuyển đổi số, ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống, góp phần cổ vũ việc thực hiện thành công Chủ đề năm 2024: “Năm Thanh niên tình nguyện” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động. Viết về những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi vượt qua hoàn cảnh khó khăn; đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Đặc biệt, Ban Tổ chức khuyến khích những người khuyết tật, những thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi tự viết về bản thân mình.
Hình thức tham gia dự thi gồm các thể loại: Bút ký báo chí, phóng sự, phóng sự điều tra, bài phản ánh, ghi chép, gương người tốt, việc tốt, video clip. Bài viết tham gia dự thi có độ dài từ 800 đến dưới 3.000 từ tiếng Việt, sử dụng phông chữ Times News Roman, cỡ chữ 14. Bài dự thi thể hiện dưới dạng phóng sự video clip dài từ 3 - 5 phút. Đối với người khiếm thị, nếu viết bằng chữ nổi Braille thì cần có bản dịch bằng tiếng Việt kèm theo.
Các cá nhân, tập thể tác giả có thể tham gia nhiều bài dự thi. Những cá nhân thuộc Ban Tổ chức không được tham gia cuộc thi.
Cơ cấu, giá trị và hình thức giải thưởng: 01 giải đặc biệt: 15 triệu đồng/giải, dành cho người khuyết tật hoặc trẻ mồ côi tự viết về bản thân mình. 01 Giải A: 10 triệu đồng. 03 Giải B: 5 triệu đồng/giải. 5 Giải C: 3 triệu đồng/giải. 03 Giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải, xét tặng 01 tập thể phát động cuộc thi có nhiều người hưởng ứng viết bài dự thi với nội dung các bài viết có chất lượng; 01 giải thưởng đối với thí sinh lớn tuổi nhất (trên 70 tuổi) và 01 giải thưởng đối với thí sinh nhỏ tuổi nhất. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức và nhà đồng hành sẽ trao: 01 Giải thưởng nhân vật truyền cảm hứng: Vinh danh nhân vật xuất hiện trong bài dự thi có câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ và tích cực nhất. 01 Giải thưởng Tác động: Nhằm tôn vinh câu chuyện có sức ảnh hưởng đặc biệt đến cộng đồng (giải thưởng này do hội đồng bình chọn). 01 Giải thưởng sáng tạo: Dành cho các tác phẩm thể hiện độc đáo, sáng tạo nhất trong các tác phẩm dự thi.
Thời gian nhận bài viết: Từ ngày phát động cuộc thi 25 tháng 4 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 8 năm 2024 (theo dấu bưu điện hoặc theo ngày gửi email).
Lễ tổng kết trao giải cuộc thi viết Vượt lên số phận lần thứ VII vào trung tuần tháng 10 năm 2024.
Các đơn vị, cá nhân gửi bài viết tham gia dự thi đến Ban Tổ chức cuộc thi (thông qua Tạp chí Thanh niên) theo địa chỉ: Tạp chí Thanh Niên, số 5 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội hoặc qua email: vuotlensophanlan7@gmail.com
Điện thoại liên hệ: (024) 37751392 - 0913533992 – 0986288988.
Trong bài thi có ghi rõ họ tên, số điện thoại, chức vụ, đơn vị công tác.
|