Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình đồng hành tin cậy cùng người nghèo

Thứ tư, 11/01/2017 10:50
(ĐCSVN) – Trong mưa mùa đông của những ngày đầu năm 2017, theo chân cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) các cấp của tỉnh Quảng Bình, chúng tôi tìm về những hộ dân đã thoát nghèo từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi thời gian qua.

Những món vay dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vay cho chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, vay tín dụng học sinh sinh viên, vay sản xuất kinh doanh… đã lần lượt được bà con sử dụng hiệu quả. Những mô hình chăn nuôi lợn, trâu, bò, cá lồng; trồng rừng (chủ yếu là trồng keo, trồng thông)… cho nguồn thu kinh tế khá, ổn định xuất hiện ngày càng nhiều trên các địa bàn của tỉnh.

Đặc biệt, năm 2016, toàn bộ tổ chức mạng lưới của NHCSXH Quảng Bình đã có nhiều nổ lực phấn đấu, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến hết tháng 12/2016, tổng nguồn vốn các chương trình cho vay 2.587,5 tỷ đồng, tăng 266,3 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh số thu nợ đạt 675 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so với năm 2015; doanh số cho vay đạt đạt 940,7 tỷ đồng với trên 32 ngàn lượt hộ vay, bình quân cho vay 29,3 triệu đồng/khách hàng, doanh số cho vay tăng 151,7 tỷ đồng so với năm 2015. Chất lượng tín dụng chính sách tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất từ trước đến nay. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh đến 31/12/2016 là 7,36 tỷ đồng, chiếm 0,28% tổng dư nợ, so với đầu năm.

Đặc biệt, nguồn vốn ưu đãi trong năm đã thu hút và tạo việc làm cho hơn 1.757 lao động; 5.902 lượt hộ nghèo, 6.884 lượt hộ cận nghèo, 3.686 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn; 2.238 lượt hộ gia đình được vay vốn để trang trải học sinh sinh viên học tập; 9.175 hộ gia đình được vay vốn để sửa chữa và xây mới công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, 1.127 căn nhà cho hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt theo QĐ 48/QĐ-TTg, 171 căn nhà cho hộ nghèo theo QĐ 33/QĐ-TTg, 761 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được vay vốn theo QĐ 755/QĐ-TTg...

Xin giới thiệu một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được tại huyện Bố Trạch và huyện Tuyên Hóa về hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách nơi đây:


Nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ hộ dân bị ảnh hưởng mưa lũ tháng 10/2016 tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi kịp thời, hộ dân ở Gia Tịnh, Sơn Trạch, Bố Trạch này đã nhanh chóng sửa chữa lồng bè, khôi phục chăn nuôi cá trắm cỏ
Cán bộ tín dụng chính sách tỉnh Quảng Bình, huyện Bố Trạch không quản mưa gió vẫn đi kiểm tra mô hình sản xuất tại huyện 
Thăm hỏi, động viên em Nguyễn Thị Liên  (áo kẻ) ở xã Châu Hóa, huyện Tân Hóa, tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh rất khó khăn. Mẹ Liên bị mù, gia đình lại ở trong vùng lũ, năm nào cũng phải gánh chịu thiên tai khiến cho điều kiện kinh tế của gia đình Liên ngày một khó khăn hơn
Cán bộ NHCSXH tỉnh Quảng Bình, NHCSXH huyện Tuyên Hóa đưa em Liên ra chợ Châu Hóa sắm đồ Tết
Bên bảng thông tin chính sách và hòm thư góp ý tại xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Đường đi khó cũng không ngăn được bước chân của người cán bộ tín dụng chính sách xuống với hộ dân tại huyện Tuyên Hóa
Với gia đình hộ vay vốn Đinh Thị Hương ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa đã thoát nghèo và giờ làm ăn khá giả
Không chỉ vay chương trình hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Mà hộ gia đình chị Hương còn vay để chăn nuôi, trồng rừng... từng bước thoát nghèo và làm ăn khấm khá
Hộ dân tộc Mã Liềng, ông Hồ Bợt tại bản Ca Xen, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa đã dùng nguồn vay ưu đãi mua 1 vạn giống keo tai tượng về trồng từ năm 2013

Khắp Tuyên Hóa, Quảng Bình là màu xanh của rừng keo tai tượng mà một phần trong số đó có được nhờ nguồn vốn ưu đãi tín dụng chính sách

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực